Đặt niềm tin vào Google Maps, hơn 100 người phải trả giá vì mắc kẹt giữa đường lầy
Công nghệ chỉ đường có ích nhưng không phải là không có tác hại nhất là khi người dùng cứ mù quáng tin tưởng chúng.
- [Đọc cuối tuần] Những chú chuột dò mìn tại Campuchia được huấn luyện như thế nào?
- Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple
- 9 sản phẩm mang tính biểu tượng của nhà thiết kế huyền thoại Jony Ive, cái số 4 tạo ra một cuộc cách mạng trên toàn cầu
- Startup Trung Quốc từ bỏ dịch vụ của IBM và Oracle, chuyển sang công nghệ trong nước
Đó là bài học mà ít nhất hơn 100 người trên đường ra sân bay Denver, Mỹ hồi đầu tuần này nhận được. Theo đó, họ đang trên đường lái ra sân bay thì Google Maps cảnh báo một vụ tắc đường phía trước và gợi ý người dùng muốn đi nhanh có thể vòng lại một con đường đất nhỏ băng tắt qua cánh đồng gần đó.
Tuy ngày thường một số lượng phương tiện nhất định vẫn có thể dùng tuyến đường hẹp này để di chuyển ra vị trí gần sân bay hơn nhưng ở thời điểm đó trời mưa đã khiến đây trở thành bãi lầy không lối thoát, không quay đầu cho xe cộ qua lại. Việc nằm giữa cánh đồng rộng mênh mông, không ngã rẽ cũng khiến những ai lỡ chọn cung đường này không có lối thoát nào khác ngoài việc tiến tới.
Theo CNN, hơn 100 người cần di chuyển ra sân bay không hẹn mà gặp... khi kẹt cứng tại giữa bãi đất trống. Một nhân chứng "may mắn" kể lại rằng chiếc bán tải 2 cầu của cô vừa vặn đủ sức vượt qua bãi lầy trong khi những người sử dụng xe sedan hay thậm chí cả SUV nhúc nhích còn khó. Tuy vậy thiệt hại không phải là không có, khi một mâm bên trên xe cô bị hỏng.
Trả lời câu hỏi của báo chí về chỉ dẫn "thảm họa" khiến hàng trăm người mắc kẹt của ứng dụng Google Maps, Google cho biết ứng dụng này có cân nhắc các yếu tố bên ngoài vào tính toán hướng dẫn đường.
Tuy vậy, họ khuyến cáo người dùng không nên quá phụ thuộc vào máy móc, đồng thời luôn chú ý quan sát hệ thống đường sá hay biển báo đồng thời vận dụng kinh nghiệm cầm lái để đưa ra quyết định hợp lý nhất.
Tham khảo: CNN, 9News
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI