Kết nối Lightning khiến mọi thứ trong hệ sinh thái của Apple trở nên đắt đỏ, rắc rối và trì trệ, nhưng loại bỏ nó đi cũng sẽ khiến mọi thứ trở nên thêm phần hỗn loạn.
Vào năm 2012, sau khi loại bỏ cổng kết nối 30-pin, Lightning trở thành kết nối chính của Apple. Nhưng, 7 năm sau, nó chỉ còn xuất hiện trên hai loại thiết bị: iPhone và iPad cấp thấp.
Khi Apple giới thiệu cổng Lightning, Phil Schiller có nói: "Rất nhiều thứ đã thay đổi kể từ lần đầu tiên chúng tôi tạo ra đầu nối 30-pin đó."
Bây giờ, điều tương tự cũng đúng với Lightning.
Sự độc quyền
Kết nối trên các thiết bị của Apple đã trở nên rời rạc. Năm 2018, hãng đã ra mắt iPad Pro mới với cổng USB-C thay vì Lightning. Nhưng khi Apple cập nhật loạt iPad cấp thấp hơn, họ vẫn giữ cổng Lightning. Vì vậy, bây giờ một số iPad sử dụng cổng Lightning và một số sử dụng USB-C. MacBook cũng sử dụng USB-C. Tuy nhiên, iPhone lại đi kèm cáp Lightning to USB-A. Vì vậy, người dùng nếu muốn cắm iPhone vào MacBook thì phải mua thêm cáp riêng. Bằng cách nào đó, sản phẩm quan trọng nhất của Apple, thứ kết nối mọi thứ với nhau, khá kỳ quặc.
Rõ ràng, Lightning là một loại kết nối tốt vào 7 năm trước. Nó truyền năng lượng và dữ liệu, nhanh hơn 30-pin, an toàn và dễ tìm. Tuy nhiên, vấn đề của nó là độc quyền, nên rất ít thiết bị thực sự sử dụng.
Nó khiến mọi thứ đắt đỏ hơn
Việc sử dụng thiết bị với cáp Lightning buộc bạn phải mua dongle và mang theo thêm dây cáp. Nhưng đây là vấn đề. Vì là đầu nối độc quyền, cáp Lightning và các phụ kiện liên quan thường đắt hơn so với kết nối USB-C tương đương. Các sản phẩm với mức giá cao hơn này có thể khiến người tiêu dùng mua các loại cáp chất lượng thấp, thậm chí có thể làm hỏng cả điện thoại.
Nó đang ngày càng chậm hơn
Tiêu chuẩn kết nối với Lightning đã không được cập nhật đáng kể trong bảy năm qua. Hầu hết các cáp Lightning truyền dữ liệu ở tốc độ USB 2.0, mặc dù có một số báo cáo về tốc độ USB 3.0 với các mẫu mới hơn. Nhưng chúng ta thực sự không biết Lightning nhanh như thế nào, bởi nó là độc quyền của Apple. Công ty không phát hành bất cứ thông số kỹ thuật nào liên quan.
Chưa kể, Lightning đã không còn là một kết nối nhanh. Kết nối Thunderbolt 3 thường xuyên được Apple sử dụng có tốc độ truyền 40 gigabit mỗi giây, nhanh hơn Lightning. Nó cũng hỗ trợ những thứ khác như ổ cứng gắn ngoài và màn hình. Và tất nhiên, kết nối USB-C có mặt khắp nơi. Nhưng Apple hiện nay vẫn chỉ miễn cưỡng áp dụng USB-C lên các thiết bị của mình.
Lightning không hỗ trợ sạc nhanh (cho đến iPhone 11 Pro)
Truyền các tệp tin lớn vào iPhone không phải là thứ mà mọi người dùng cần. Nhưng cáp Lightning đi kèm máy từ trước tới giờ (tính đến đời iPhone 11) thậm chí không hỗ trợ sạc nhanh, một tính năng được tìm thấy trên hầu hết mọi điện thoại Android mới. Và nó cũng nổi tiếng là dễ đứt gãy, lão hóa. Người dùng gần như không thể tránh khỏi việc sẽ cần mua một dây cáp khác sau thời gian vài năm sử dụng.
Thật may là Apple đã tặng kèm sợi cáp Lightning sang USB-C cùng với iPhone 11 Pro. Nhưng những người dùng đời trước thì chẳng có cách nào ngoài đi mua sạc mới.
Chính việc loại bỏ cáp Lightning cũng sẽ làm phức tạp mọi thứ
Apple có một lịch sử lâu dài về việc loại bỏ các tính năng trước khi người dùng sẵn sàng. Nhưng không dễ với Lightning, bởi điều này có thể làm đảo lộn toàn bộ hệ sinh thái cũng như doanh thu của hãng. Chuyển iPhone sang USB-C sẽ hợp nhất các sản phẩm của Apple, nhưng điều đó cũng sẽ buộc công ty phải nói lời tạm biệt với số tiền khổng lồ kiếm được từ việc cấp phép cho tiêu chuẩn Lightning cho bên thứ ba, đồng thời khiến những người dùng đã mua nhiều phụ kiện chuyển đổi qua Lightning tức giận.
Giống như năm 2012, Apple cũng cần phát triển. Một ngày nào đó, chúng ta có lẽ sẽ nhìn lại cáp Lightning với cùng một nỗi nhớ mà chúng ta đã dành cho cổng kết nối 30-pin nhiều năm trước mà thôi.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"