Đây chính là lý do khiến phần lớn quần jeans có màu xanh

    Long.J,  

    Quần jeans xanh dường như chưa bao giờ lỗi thời, thậm chí nó còn trở thành một trong những biểu tượng của nước Mỹ. Tuy nhiên, làm thế nào mà đa số quần jeans lại có màu xanh? Bài viết này sẽ cho bạn biết điều đó.

    Jeans, hay còn gọi là quần bò, là loại quần có xuất xứ từ các nước phương tây. Quần jeans đã trở thành một trong những biểu tượng của Mỹ vào thế kỷ 20. 

    Nhờ sự bền bỉ, quần jeans tượng trưng cho sự phá cách của tuổi trẻ nhưng phù hợp với mọi tầng lớp xã hội hay bất kỳ nền văn hóa nào.

    Khi ai đó nhắc tới quần jeans "lì-vai", chính là nhắc đến Levi Strauss (26/2/1829 - 26/9/1902), người được coi là cha đẻ của quần jeans. 

    Đây chính là lý do khiến phần lớn quần jeans có màu xanh - Ảnh 1.

     Levi vốn là người Đức, nhưng ông theo mẹ và các em gái di dân sang Mỹ vào năm 1847, đến năm 1850, Levi chuyển đến San Francisco, California vì cơn sốt đào vàng thời kỳ đó.

    Đây chính là lý do khiến phần lớn quần jeans có màu xanh - Ảnh 2.

    Levi Strauss

     Việc đào vàng là một công việc rất vất vả và chủ yếu làm ở trong rừng vì vậy quần áo của công nhân thường rất nhanh rách. cần đến những bộ trang phục có độ bền lớn. Vào năm 1873, Levi Strauss đã hợp tác với thợ may Latvian Jacob Davis để sản xuất quần áo bằng vải thô màu chàm và có đinh tán. 

    Vì sao đa số quần jeans lại có màu xanh?

    Đây chính là lý do khiến phần lớn quần jeans có màu xanh

    Ban đầu, màu xanh đến từ thuộc nhuộm chàm (indigo) tự nhiên. Thuốc nhuộm chàm khi bị đung nóng, chỉ bám bên ngoài mặt vải, cần phải có chất xúc tác hóa học mới có thể ăn màu. Sau mỗi lần giặt, màu nhuộm phai đi, mang theo một ít sợi vải. Đó cũng chính là quá trình làm mềm vải thô và định hình màu sắc rất riêng của quần jeans.

    Đây chính là lý do khiến phần lớn quần jeans có màu xanh - Ảnh 4.

    Ngay nay, quần jeans được nhuộm bằng thuốc nhuộm chàm tổng hợp, cộng với kết cấu sợi dệt vô cùng thông minh. Như bạn thấy trong ảnh, các sợi sọc được nhuộm màu xanh, trong khi các sợi ngang lại có màu trắng. Điều này giúp giảm lượng thuốc nhuộm cần thiết cho mỗi cặp quần jeans. Đó cũng là lý do vì sao nhiều chiếc quần jeans bên ngoài màu xanh nhưng bên trong lại màu trắng. 

    Đây chính là lý do khiến phần lớn quần jeans có màu xanh - Ảnh 5.

    Mặc dù những người thợ đào vàng khi xưa có thể không biết về việc vải denim trông như thế nào, nhưng họ quan tâm đến độ bền, sự thoải mái và vừa vặn của chiếc quần khi mặc. 

    Ban đầu, cha đẻ của quần jeans bán theo 2 loại: loại bằng vải bông màu nâu và loại bằng vải denim màu xanh. Nhưng đến năm 1911, họ đã hoàn toàn loại bỏ quần jeans bông màu nâu. Lý do đơn giản vì quần jeans sau mỗi lần giặt đều dần trở nên mềm mại và ôm dáng người mặc hơn, còn quần vải bông nâu khiến những người thợ cảm thấy bí bách vì chất vải quá dày.

    Ngoài ra, lý do cuối cùng có thể do đặc trưng và nhu cầu của thị trường, cứ nhắc đến quần jeans là chúng ta nghĩ tới màu xanh.

    Tham khảo B.I

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ