Đây là bí quyết biến một người nhút nhát, sống nội tâm trở thành diễn giả hàng đầu thế giới

    PV,  

    Ít người biết rằng, Simon vốn là một người hướng nội không thích nói trước đám đông. Ông thường núp ở góc trong các bữa tiệc hoặc không tham dự khi được mời.

    Không chỉ trên Ted, Simon Sinek hiện là tác giả (2 cuốn sách Best seller Start With Why và Leaders Eat Last), nhà diễn thuyết truyền cảm hứng nổi tiếng đã đi khắp các trại lính và các tổ chức trên toàn nước Mỹ để nói về Lãnh đạo và Quản lí.

    Ông đã làm như thế nào để cải thiện mình và có được thành công vang dội như vậy? Đó là kết quả của sự đối mặt với nỗi sợ của chính mình và xóa chúng đi, tập luyện rồi mắc lỗi rồi tiếp tục sửa sai một cách không mệt mỏi, kể cả trên hay ngoài sân khấu.

    Bạn cũng có thể học hỏi và tiến bộ cùng với 7 'bí mật' mà Simon chia sẻ dưới đây:

    1. Đừng nói ngay!

    Simon khuyên bạn không bao giờ nói luôn ngay khi vừa bước lên sân khấu. " Nhiều người bắt đầu luôn khi vừa xuất hiện, và nó rất dễ gây mất bình tĩnh", Sinek kể lại. "Điều đó đồng nghĩa với việc truyền đạt một chút bất an và sợ hãi".

    Thay vào đó, bước lên sân khấu một cách trật tự, hít một hơi thật sâu, lấy lại bình tĩnh, đợi một vài giây rồi bắt đầu. "Tôi biết nghe có vẻ hơi dài dòng và tẻ nhạt, đôi khi hơi khó xử khi bạn làm thế," Simon nói, "nhưng nó thể hiện được cho khán giả là bạn hoàn toàn tự tin và làm chủ được tình thế".

    2. Diễn thuyết là để cho đi, không phải nhận lại

    Mọi người thường diễn thuyết để cố bán một sản phẩm hay một ý tưởng, để lôi kéo mọi người theo dõi họ trên mạng xã hội, mua sách của họ hay kể cả thích họ. Sinek gọi những người này là những 'kẻ nhận lại'. Ông nói rằng thường thì khán giả sẽ nhìn thấy được những kẻ này ngay, và khi đó khán giả sẽ không theo dõi họ nữa.

    Sinek nói rằng: "Chúng ta là động vật xã hội bậc cao, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt trên sân khấu đâu là 'người cho đi' hay là 'kẻ nhận lại', và mọi người thường tin tưởng những 'người cho đi' - những người mà cho họ giá trị trong bài nói, chỉ cho họ điều mới mẻ, và truyền cảm hứng cho họ - hơn là những 'kẻ nhận lại'".

    3. Hãy giao tiếp bằng ánh mắt với từng khán giả một

    Nhìn lướt qua khán giả là không được. Simon cho rằng "Nhìn tất cả mọi khán giả cùng một lúc sẽ là đánh mất kết nối với họ".

    Mọi thứ sẽ thậm chí còn dễ dàng và hiệu quả hơn khi bạn tập trung chú ý và một nhóm khán giả xuyên suốt bài nói của mình. Nếu có thể, hãy nhìn chăm chú vào một người trong một phần nói hay một câu nói, mà không phá vỡ ánh nhìn đó. Khi hoàn thành câu nói thì hãy chuyển sang người khác và tiếp tục cho đến khi bạn hoàn thành bài diễn thuyết. Nó giống như là bạn đang nói chuyện với khán giả vậy, một cách thân mật và gẫn gũi.

    Cách thức này không chỉ tạo nên một kết nối sâu sắc hơn với người khán giả đó, mà toàn bộ khán đài còn lại cũng sẽ cảm nhận sự kết nối đó.

    4. Nói chậm lại

    Khi bạn lo lắng, tim bạn đập nhanh hơn, lời nói của bạn cũng bị tăng tốc lên. Tuy vậy nhưng Sinek nói rằng khán giả của chúng ta thường kiên nhẫn và dễ tha thứ hơn chúng ta nghĩ.

    "Những người nghe luôn muốn chúng ta thành công trên sân khấu, nhưng nếu bạn nói càng nhanh, bạn càng làm họ thất vọng. Bạn chỉ cần im lặng một chút rồi hít một hơi thật sâu, họ sẽ đợi bạn, thật tuyệt vời phải không?"

    5. Bỏ qua những lời phản đối

    Đừng quan tâm đến những người đang nhau mày, khoanh tay hay lắc đầu nhìn bạn. Thay vào đó hãy chú ý đến những người đang ủng hộ bạn - những người đang gật gật đầu trông rất tập trung. Mọi thứ sẽ dễ thở và tự tin hơn nhiều nếu bạn kể chuyện cho những người có biểu hiện tích cực thay vì cố thuyết phục những người đang phản đối bạn.

    6. Chuyển nỗi lo lắng thành sự phấn khích.

    Sinek học chiêu này khi xem Olympics. Ông nhận thấy được khi các phóng viên phỏng vấn các vận động viên Olympics trước và sau khi họ thi đấu một câu giống nhau: "Bạn có lo lắng không?" và mọi vận động viên đều trả lời: "Không, tôi đang rất phấn khích!". Những vận động viên này được dạy chuyển những dấu hiệu cơ thể của lo lắng - ra mồ hôi tay, tim đập nhanh, căng thẳng thần kinh.. thành những dấu hiệu của phấn khích và vui vẻ!

    Mỗi lần bạn chuẩn bị lên sân khấu và cảm thấy tương tự, đó là khi Sinek khuyên bạn nên tự nói với bản thân: "Tôi không lo lắng, tôi đang rất phấn khích!".

    Khi bạn làm vậy, sẽ có những tác động kì diệu lên thái độ của bạn khi bạn chuẩn bị làm điều gì đó to lớn.

    7. Nói cám ơn khi kết thúc

    Sự tán dương là một phần thưởng, và khi bạn nhận được một phần thưởng, sẽ đúng đắn khi bạn diễn tả sự biết ơn cho nó. Đây là lí do Simon luôn kết thúc phần trình bày của mình bằng cụm từ đơn giản nhưng gây ảnh hưởng lớn: " Xin cám ơn!".

    "Khán giả trao cho bạn thời gian của họ, và cả sự tán dương từ họ cho bạn nữa. Đó là món quà từ họ, và bạn nên biết ơn vì điều đó."

    Theo Cafebiz / Trí Thức Trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ