Đây là cách đồng tiền số giá trị vốn hóa lớn thứ 3 thế giới có thể trở thành "thiên nga đen" hệ thống tài chính
Ông Eric Rosengren, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh Boston, đã lên tiếng cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn của đồng tiền số Tether đối với sự ổn định của hệ thống tài chính.
Theo đó, một số nhà đầu tư cho rằng mất niềm tin vào Tether có thể gây ra hiện tượng "thiên nga đen", thuật ngữ được dùng để mô tả sự kiện khó lường và không được dự báo trước. Nó có thể đem đến những hậu quả vô cùng nghiệm trong cho nền kinh tế, thị trường tài chính và thị trường chứng khoán trên toàn cầu.
Các vấn đề xung quanh Tether có ý nghĩa quan trọng đối với thế giới tiền số non trẻ. Các nhà kinh tế ngày càng lo ngại nó cũng sẽ gây ra những tác động sâu rộng đến thị trường tài chính ngoài tiền số.
Giống như Bitcoin, Tether là một loại tiền điện tử. Trên thực tế, nó là đồng tiền kỹ thuật số lớn thứ ba thế giới theo giá trị thị trường. Tuy nhiên, nó lại có nhiều điểm rất khác so với Bitcoin và các loại tiền số khác.
Không giống như hầu hết các loại tiền điện tử dễ bay hơi khác, Tether là một loại tiền kỹ thuật số được gắn với tài sản trong thế giới thực (đồng USD) để duy trì giá trị ổn định. Sự bất ổn của Bitcoin vào tháng 4 là một ví dụ. Thời điểm này, Bitcoin đã tăng lên mức kỷ lục gần 65.000 USD/bitcoin. Nhưng sau đó, giá trị của nó đã tụt dốc không phanh chỉ còn lại một nửa.
Tuy nhiên, lo lắng quanh Tether bùng lên khi nhà chức trách của New York đã điều tra các công ty về cáo buộc gian lận lên tới 850 triệu USD. Tether và Bitfinex là các sàn giao dịch tiền số phổ biến thuộc sở hữu của cùng công ty Ifinex. Cả hai đều đã đồng ý trả 18,5 triệu đô la cho thỏa thuận và bị cấm hoạt động ở tiểu bang này. Tuy nhiên không công ty nào chịu thừa nhận mình có hành vi sai trái nào.
Các nhà phân tích tại JPMorgan trước đây đã cảnh báo rằng việc mất niềm tin đột ngột vào Tether có thể dẫn đến "cú sốc thanh khoản nghiêm trọng đối với thị trường tiền số rộng lớn hơn". Một số khác lại cho rằng việc ồ ạt rút tiền khỏi Tether có thể dẫn đến khả năng lây lan thị trường và làm ảnh hưởng đến các tài sản ngoài tiền số.
Những stablecoin đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, vào tháng 6, Chủ tịch Fed Boston Rosengren đã đề cập đến Tether và các loại stablecoin khác như một trong những rủi ro tiềm ẩn đối với sự ổn định tài chính.
"Một cuộc khủng hoảng trong tương lai có thể dễ dàng được kích hoạt nếu stablecoin trở thành một phần quan trọng hơn của thị trường tài chính. Khả năng này sẽ được loại trừ trong trường hợp chúng ta bắt đầu điều chỉnh chúng và đảm bảo rằng thực sự có sự ổn định hơn rất nhiều so với những gì đang được tiếp thị cho công chúng như một stablecoin," ông chia sẻ.
Tuần trước, Fitch Ratings, một trong "Ba Ông Lớn xếp hạng tín dụng" của Hoa Kỳ, cũng đã cảnh báo việc đột ngột mua lại hàng loạt đồng tether có thể gây bất ổn cho thị trường tín dụng trong thời gian ngắn.
"Mặc dù các nhà chức trách vẫn lo ngại về những dấu vết rủi ro tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính, nhưng những điều này sẽ bị hạn chế nếu các đồng tiền được hỗ trợ hoàn toàn bởi những tài sản an toàn, có tính thanh khoản cao." Cơ quan này nhận định.
Tether không phải là stablecoin duy nhất hiện có. Nhưng cho đến nay, nó là một trong ba đồng tiền ảo lớn và phổ biến nhất, bên cạnh USD Coin và Binance USD.
Tham khảo: CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời