Hơn một nửa thế kỷ đã trôi qua, những chiếc ổ cứng ngày nay đã nhỏ gọn và tiện dụng hơn rất nhiều.
- Sony ra mắt nền tảng hỗ trợ sáng tạo giữa công nghệ máy ảnh và lưu trữ đám mây
- Đừng xóa bất cứ thứ gì: Đây là cách tăng dung lượng lưu trữ trên iPhone
- Một startup vừa huy động thành công 10 triệu USD phát triển công nghệ thu giữ và lưu trữ khí CO2
- Tại sao 'gã khổng lồ' công nghệ IBM lại lưu trữ dữ liệu ở băng từ kiểu cũ?
Vào năm 1956, IBM trình làng chiếc ổ cứng lưu trữ cho máy tính đầu tiên trên thế giới. Chiếc ổ cứng lưu trữ này có kích thước lớn hơn một cái tủ lạnh và nặng hơn một tấn (1000kg).
Ổ cứng đầu tiên trên thế giới này tuy có kích thước lớn nhưng chỉ có khả năng lưu trữ 5MB dữ liệu. Ở thời điểm đó, đây đã là một kỳ tích đáng kinh ngạc.
Chiếc ổ cứng này được trang bị cho chiếc máy tính IBM 305 RAMAC, niềm tự hào ở thời điểm đó. Hiện nay, chiếc máy tính này đã được hai kỹ sư Dave Bennet và Joe Feng đại tu để trưng bày ở Mountain View, California. Tất nhiên Ramac hiện vẫn hoạt động tốt và đã thành công khi đọc được dữ liệu ghi trên ổ cứng đó cách đây 40 năm.
305 Ramac được IBM phát triển nhằm giúp các công ty thoát khỏi đống sổ sách khổng lồ. Ramac mang tới cho thế giới khái niệm về đĩa lưu trữ từ tính, cho phép bạn truy xuất dữ liệu ngay lập tức mà không có độ trễ.
Hệ thống Ramac bao gồm ổ cứng có 50 phiến đĩa xếp dọc và được phủ lớp sơn từ tính. Ổ cứng này quay với tốc độ 1200rpm. Dữ liệu được ghi lên đó bằng cách thay đổi hướng từ tính (magnetic orientation) của một điểm trên đĩa và sau đó việc đọc dữ liệu được thực hiện bằng cách đọc hướng đó.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"