Đây là "Chit", ổ cứng 1-bit đầu tiên trên thế giới được tạo thành từ 3 giọt hóa chất
Bước tiến mới này có thể hoàn toàn cách mạng hóa rất nhiều công nghệ mà chúng ta biết đến hiện nay, theo những cách mà thậm chí chúng ta không thể tưởng tượng được.
Trong máy tinh cổ điển, thông tin được lưu trữ trong những bit và được đọc bởi các hiện tượng vật lý như điện. Mỗi bit là một chữ số nhị phân 0 hoặc 1, hay còn được gọi là mã nhị phân. Còn trong máy tính lượng tử, nó được lưu trữ trong những bit lượng tử, hay còn gọi là “qubit”. Tuy nhiên, máy tính không phải là cách duy nhất để chúng ta có thể lưu trữ thông tin và hóa chất cũng có khả năng này.
Các nhà khoa học tại Viện Hóa Lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan (IPC PAS) ở thủ đô Warszawa đã phát triển một phương pháp mới, đó là sử dụng những giọt hóa chất để lưu trữ thông tin như các bit và qubit, sử dụng bộ nhớ hóa học 1- bit có tên là “chit”.
Chit được tạo thành từ ba giọt hóa chất. Giữa ba giọt này xảy ra các phản ứng hóa học, tạo thành một hệ thống tuần hoàn liên tục của một chuỗi các phản ứng. Ý tưởng này được dựa trên một phản ứng nổi tiếng có tên Belousov - Zhabotinsky.
Mỗi phản ứng trong chuỗi sẽ tạo những thuốc thử cần thiết cho phản ứng tiếp theo, nó cứ thế tiếp diễn và kéo dài vô tận. Những phản ứng này được hỗ trợ bởi một chất xúc tác là ferroin, giúp tạo ra sự thay đổi màu sắc. Ngoài ra nó còn một chất xúc tác thứ hai là nguyên tố Rutheni, thứ làm cho phản ứng nhạy cảm với ánh sáng.
Đây chính là tính chất nhạy sáng, và khi ánh sáng xanh chiếu vào phản ứng, nó sẽ làm phản ứng dừng dao động. Điều này rất quan trọng, bởi nó cho phép các nhà nghiên cứu có thể kiểm soát được quá trình.
Về cơ bản, chit tạo ra một lĩnh vực mới tạm gọi là “máy tính hóa học” mà trong đó, thay vì sử dụng các bit truyền thống, tất cả các thành phần đều là hóa chất.
Trong khi máy tính lượng tử tiếp tục phát triển thì loại máy tính mới này có thể tạo ra một cách hoàn toàn mới để lưu trữ, đọc và truyền thông tin. Với mọi thứ từ công nghệ điện thoại thông minh cho đến các tệp tin kỹ thuật số mà hiện vẫn đang dựa vào khả năng lưu trữ và đọc thông tin bằng máy tính cổ điển. Nó có thể hoàn toàn thay đổi nền tảng của hầu hết các công nghệ mà chúng ta đang dựa vào hiện nay và cho ra những kết quả đáng kinh ngạc.
Có thể các công nghệ hiện nay đang được phát triển để chống lại biến đổi khí hậu có thể phải đối mặt với những nâng cấp và sửa đổi lớn. Có thể các thiết bị và phương tiện mà chúng ta đang sử dụng để khám phá không gian cũng sẽ phải trải qua những biến đổi.
Nhưng bước tiến mới này có thể hoàn toàn cách mạng hóa rất nhiều công nghệ mà chúng ta biết đến hiện nay, theo những cách mà thậm chí chúng ta không thể tưởng tượng được.
Phản ứng Belousov-Zhabotinsky
Tham khảo Sciencealert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming