Theo lời tác giả Xander Steenbrugge, đây chỉ là một phần nhỏ trong dự án lớn của anh.
Con người vẫn thường gắn sinh vật tự nhiên vào các những khái niệm: nào là năm con gì, cung hoàng đạo nào ứng với sinh vật nào, rồi “dữ như hổ” hay “hiền như cún”. Nhưng YouTuber và nhà nghiên cứu AI không chuyên Xander Steenbrugge đẩy điều này đi xa hơn: anh viết ra chương trình biến hình ảnh người thành thú và ngược lại.
Cũng giống nhiều hệ thống biến chuyển hình ảnh khác, chương trình do anh Steenbrugge viết ra cũng sử dụng công nghệ Mạng Đối lập Tạo sinh - Generative Adversarial Networks (GANs); chúng học hình ảnh từ một cơ sở dữ liệu lớn và cố gắng tạo ra hình ảnh mong muốn nhờ những ảnh được đưa vào hệ thống. Công nghệ deepfake cũng tận dụng sức mạnh của GANs vậy.
Để tạo ra thứ hình ảnh được gọi là con “người vật - humanimal”, anh Steenbrugge sử dụng 15.000 hình ảnh động vật chuẩn HD và đưa vào một hệ thống tạo sinh được có tên StarGAN v2. Sau đó, anh Steenbrugge sử dụng một bộ ảnh mặt người để làm dữ liệu học cho hệ thống, cho chạy qua một mẫu tạo sinh khác có tên StyleGAN v2.
Đây là loạt kết quả anh chàng nghiên cứu AI có được.
“Đa số các báo cáo học thuật đều nói về một cách tạo hình ảnh với mục đích A rõ ràng”, anh Steenbrugge nói với Motherboard. “Nhưng vì các phương pháp sử dụng machine learning rất linh hoạt, nhiều khi bạn có thể làm được cả mục đích B, C và D chỉ với một mẫu tạo sinh làm ra hình ảnh, chỉ cần đưa dữ liệu khác vào và xem điều thú vị diễn ra”.
Thí nghiệm này chỉ là một phần trong dự án lớn của anh Steenbrugge, có tên Neural Synesthesia - Kết hợp Mạng Thần kinh; anh mong muốn tạo ra những trải nghiệm âm thanh - hình ảnh lôi cuốn người thưởng thức chỉ với thuật toán và các mô hình machine learning.
“Tôi tin rằng chúng ta đang chứng kiến khởi đầu của kỷ nguyên nội dung số với sáng tạo tới từ việc con người tương tác với máy móc. Không phải một mình tôi tạo ra những tác phẩm này, tôi đồng sáng tác chúng với các mẫu trí tuệ nhân tạo đã được tôi thổi sức sống vào bên trong”.
Tham khảo Vice
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming