Đây là kính cường lực vỡ khi quay ở tốc độ 82.000 fps, còn nâng lên 800.000 fps sẽ như thế nào? Xem để biết nhé

    ryankog,  

    Bạn hãy chuẩn bị để xem kính vỡ theo cách mà bình thường mình không thể nào nhìn thấy được.

    Dòng Phantom TMX mới được công bố cách đây vài tháng là máy ảnh tốc độ cao đầu tiên trên thế giới có cảm biến BSI. Dòng TMX bao gồm hai mẫu (7510 và 6410) có thể đạt 76.000 khung hình / giây ở độ phân giải 1280 x 800. Độ phân giải thấp hơn tạo ra tới 1,75M khung hình / giây ở chế độ FAST (1.750.000 FPS ở độ phân giải 1280 x 32).

    Đây là kính cường lực vỡ khi quay ở tốc độ 82.000 fps, còn nâng lên 800.000 fps sẽ như thế nào? Xem để biết nhé - Ảnh 1.

    Thiết kế cảm biến chiếu sáng mặt sau (BSI hoặc BI), là một loại cảm biến hình ảnh kỹ thuật số sử dụng cách sắp xếp mới của các thành phần để tăng lượng ánh sáng thu được và do đó cải thiện hiệu suất khi ánh sáng yếu, điều này cực kỳ quan trọng khi quay slow mo.

    The Slow Mo Guys là kênh giải trí khoa học công nghệ, được xem là kênh sáng tạo các video quay chậm nổi tiếng nhất trên YouTube. Trong video gần đây nhất, anh chàng Gavin Free của kênh này đã tiến hành một loạt các bài kiểm tra / thử nghiệm tốc độ của TMX 7510 với cách cổ điển nhất là quay quá trình vỡ của kính cường lực.

    Thử nghiệm bao gồm việc ném bugi vỡ vào cửa kính xe ô tô để quay lại quá trình kính vỡ xảy ra. Vì sao lại là bugi vỡ? Vì khi ném với tốc độ vừa phải vào một cửa kính, một mảnh vỡ sắc nhọn của nhôm oxit gốm đặc biệt cứng được sử dụng trong bugi đánh lửa sẽ tập trung năng lượng va chạm vào một khu vực đủ nhỏ để gây nứt, giải phóng năng lượng bên trong và làm vỡ kính xe.

    Đây là kính cường lực vỡ khi quay ở tốc độ 82.000 fps, còn nâng lên 800.000 fps sẽ như thế nào? Xem để biết nhé - Ảnh 3.

    Nhóm đã thực hiện một cài đặt trước làm giảm một chút độ phân giải dọc của TMX 7510, để nâng FPS lên hơn 82.000FPS, nhưng vẫn quay ở độ phân giải 720p (cho chất lượng hình ảnh tối đa). Góc màn trập là 180 độ, với thời gian phơi sáng là 6,1 micro giây. Kết quả là tuyệt đẹp, chụp kính vỡ một cách đẹp mắt, thấy rõ hình vòng cung mà va chạm tạo ra.

    Đây là kính cường lực vỡ khi quay ở tốc độ 82.000 fps, còn nâng lên 800.000 fps sẽ như thế nào? Xem để biết nhé - Ảnh 4.

    Kính vỡ ở tốc độ 2500 FPS

    Đây là kính cường lực vỡ khi quay ở tốc độ 82.000 fps, còn nâng lên 800.000 fps sẽ như thế nào? Xem để biết nhé - Ảnh 5.

    Kính vỡ ở 82.000 FPS

    Thử nghiệm tiếp theo được thực hiện ở 500.000 FPS trên độ phân giải 1280X96, với một tấm kính cường lực khác, do kính của xe hơi đã vỡ nát. Góc màn trập là 18 với thời gian phơi sáng 100ns (nano giây). Sau đó, nhóm nghiên cứu đặt máy ảnh thành 800.000 và thời gian phơi sáng là 600ns.

    Đây là kính cường lực vỡ khi quay ở tốc độ 82.000 fps, còn nâng lên 800.000 fps sẽ như thế nào? Xem để biết nhé - Ảnh 6.

    Tốc độ này cho chúng ta thấy cả từng đường nứt vỡ hình thành chậm rãi sau va chạm, thấy hướng chúng di chuyển. Đoạn clip dài 2,2 giây này nếu trình chiếu đầy đủ ở tốc độ trên sẽ tốn đến 1 ngày 20 giờ để chạy hết, do đó The Slow Mo Guys đã cắt bỏ nhiều đoạn và chúng ta chỉ thấy 1 khoảng ngắn của lúc kính vỡ.

    Đây là kính cường lực vỡ khi quay ở tốc độ 82.000 fps, còn nâng lên 800.000 fps sẽ như thế nào? Xem để biết nhé - Ảnh 7.

    Cuối cùng, ta lại được mãn nhãn với màn vỡ kính cổ điển là làm rơi từ trên xuống ngay phần cạnh vì kính cường lực thường rất yếu ở phần này.

    Tham khảo: TheSlowMoGuys

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ