Đây là lý do tại sao khi có người nói gì đó sai trên Facebook sẽ có hàng tá anh hùng bàn phím vào "ném đá"

    Quân Nguyễn,  

    Vì sao ta luôn bị ảnh hưởng tâm lý quá nhiều về những việc và những người chẳng liên quan đến mình?

    Một trong những hành vi phổ biến nhất của con người cũng là một trong những thứ rắc rối nhất: Xu hướng muốn bị ảnh hưởng quá nhiều tới cảm xúc chỉ bởi những chuyện của người khác. Bất kì ai sử dụng mạng xã hội đều biết rằng người ta sẽ sẵn sàng “nổ súng” để lên án những thiếu sót của người khác.

    Từng có một trường hợp, khi mà Justine Sacco, một cựu giám đốc truyền thông của IAC, đã tweet: “Trên đường tới Châu Phi. Mong rằng mình đừng có dính AIDS. Đùa thôi. Tôi dân da trắng mà!”

    Nói như vậy rõ ràng quá ngớ ngẩn. Cô ta xứng đáng bị một vài người sỉ vả vì điều đó. Nhưng trên thực tế, đã có hàng ngàn người phản ứng với bài tweet đó của cô. Sự trừng phạt là quá khủng khiếp, và nó khiến cho sự nghiệp và cuộc sống của Sacco trật bánh. Và nên nhớ rằng, cô gần như chẳng là ai cả, với chỉ 170 người theo dõi khi sự việc đó bắt đầu.

    Nếu như mục đích cao cả của sự trừng phạt là để chỉnh đốn lại hành vi sai trái, Sacco có lẽ đã nhận được thông điệp sau vài trăm phản hồi đầu tiên.

    Đó là trường hợp của Sacco, nhưng còn nhiều trường hợp tương tự như vậy nữa đang xuất hiện ngày này qua ngày khác trên Internet. Vậy rốt cục hiệu ứng đám đông này đến từ đâu?

    Con người là loài duy nhất thích thú với việc trừng phạt người khác

    “Dường như bộ não của chúng ta được kết nối để hưởng thụ việc trừng phạt người khác,” trích lời Nichola Raihani, một nhà tâm lí học tại Đại học London.

    Đây là một bí ẩn của tiến hóa đối với những nhà nghiên cứu như Raihani. Trừng phạt người lạ có thể đem tới nguy hiểm. Họ có thể trả đũa và làm hại ta, và từ đó có thể đe dọa sự sinh tồn lâu dài của ta. Tiến hóa, như Darwin nhìn nhận, ưu tiên những tư lợi hạn hẹp. Chứ không phải những sự can thiệp với nguy cơ trả giá cao.

    Sự trừng phạt từ bên thứ ba – những nhà nghiên cứu đã đặt tên hành vi này như vậy – “giống như nhảy khỏi một vách đá vậy,” Raihani nói. “Bạn chẳng hề mong muốn hành vi như vậy tồn tại quá lâu qua hàng thế hệ.”

    Và đây lại là một đặc điểm mổ tả của nhân loại. Hệ thống công lý của chúng ta được xây dựng xung quanh những bồi thẩm đoàn, vốn là những kẻ trừng trị từ bên thứ ba. Không có bất kỳ loài nào trên trái đất có được niềm vui từ việc trừng phạt người lạ như con người. Thậm chí tinh tinh, họ hàng gần nhất của chúng ta, cũng không biểu hiện những phẫn nộ về đạo đức.

    Chúng ta thậm chí còn hay cảm thấy phẫn nộ thay cho người khác

    Thông thường, khi các nhà tâm lý học đưa cho người ta lựa chọn để trừng phạt những người sai phạm trong phòng thí nghiệm hay không, số người chọn trừng trị là áp đảo. Những nghiên cứu về hình ảnh của não cho thấy trừng phạt kẻ khác kích hoạt những lối mòn trong việc được thưởng của não, nghĩa là, ta sẽ cảm thấy tuyệt hơn khi hạ thấp kẻ khác.

    Một thử nghiệm vào năm 2014 tại Đại học New York đã thử tìm kiếm xem trong hoàn cảnh nào mà người ta sẽ chọn phương án khác thay vì trừng phạt những việc làm sai trái. Trong một trò chơi mà một lọ chứa 10 USD sẽ được chia ra cho vài người, những người tham gia đã được lựa chọn phương án để trừng trị kẻ ích kỉ (lấy quá nhiều tiền) hay chỉ đền bù cho nạn nhân.

    Và một kiểu hành vi rất đáng tò mò đã xuất hiện.

    Khi bản thân những người tham gia là nạn nhân của sự bất công, ít có khả năng họ sẽ chọn việc trừng phạt. Nhưng khi người ta đưa ra lựa chọn thay cho kẻ khác, họ sẽ luôn chọn phương án mang tính trừng phạt nhất có thể.

    “Điều này quá khác thường,” trích lời Oriel FeldmanHall, tác giả của nghiên cứu này. “Tại sao bạn lại có thể kiềm chế khi chính mình là nạn nhân, nhưng lại chẳng thể làm vậy khi đưa ra quyết định với tư cách bên thứ ba?”

    Một giải thích khác, là khi một tội ác xảy ra với người khác, với chúng ta nó sẽ trừu tượng hơn. Và khi đối mặt với sự trừu tượng, ta lại nghiêng về những lối tắt trong suy nghĩ (trong trường hợp này, “Tội ác cần phải bị trừng trị”). Khi là nạn nhân, suy nghĩ của chúng ta sẽ thông suốt hơn.

    Khi trừng phạt kẻ khác, chúng ta đang quảng cáo về chính nhân cách của mình

    Nghiên cứu mới đã tìm thấy bằng chứng cho một giả thuyết khác: “Ý tưởng cơ bản khi người ta trừng phạt kẻ ích kỷ chính là để cho người khác thấy rằng mình đáng tin cậy,” trích lời Jillian Jordan, một nhà nghiên cứu tâm tý lại Yale.

    Giả thuyết này có thể giải thích được câu hỏi vì sao ta lại thích trừng phạt như vậy. Khi ta trừng trị một hành vi sai trái, chúng ta đang cho thấy một sự thật rằng, bản thân ta, là có đạo đức. Đó chính là một cách để có được sự tin tưởng của người khác, và có thể giúp ích cho ta trong tương lai.

    Jordan và đồng nghiệm cũng đã dựng lên một trò chơi thí nghiệm như trò chia tiền của FeldmanHall.

    Trong màn đầu tiên, một người sẽ được đưa tiền để chia cho người thứ hai. Người đầu tiên này có thể chia sẻ số tiền, hoặc chọn cách ích kỉ. Người thứ ba sẽ theo dõi việc này, và sẽ chọn trừng phạt người đầu tiên hoặc hành động ích kỉ.

    Jordan thấy rằng, những kẻ trừng phạt từ bên thứ ba sẽ được cho là đáng tin cậy hơn. Những người khác sẽ thưởng bản thân mình bằng tiền khi được trao cho cơ hội.

    Nghiên cứu này đã cho thấy bản năng này đến từ đâu. Đó chính là cánh để chúng ta thể hiện tính đạo đức của mình.

    Vậy tại sao Mạng xã hội lại đầy rẫy những chỉ trích công khai?

    Điều này vẫn chưa hoàn toàn giải thích được vì sao phẫn nộ về đạo đức lại xuất hiện đầy rẫy trên internet và đời sống hằng ngày. Khao khát được trừng phạt thường không theo một logic nào cả. Thử nghĩ về những người sẽ hét vào màn hình tivi để quát mắng những vận động viên. Hay vì sao có nhiều người trừng phạt Sacco dưới một góc độ không cần thiết đến vậy.

    Internet có cách để khiến bản năng này của chúng ta trở nên điên cuồng. MXH giống như chiếc hộp Skinner (trong đó những con chuột ấn nút để được thưởng) với sự hưởng thụ khi bêu xấu kẻ khác. Chúng ta luôn có thể ấn nút mà chẳng phải lo sợ việc bị trả đũa. Khi Justine Saccos đưa ra một bình luận sai lầm trên Twitter, đó chính là miếng mồi ngon để hàng ngàn người nhận thêm được điểm số đạo đức.

    Tốc độ của MXH cũng góp phần vào mong muốn làm người khác xấu hổ của chúng ta. Trong thí nghiệm, khi các nhà nghiên cứu đưa ra độ trễ giữa việc chứng kiến hành vi phạm tội và đưa ra tuyên án, “Thời gian trễ làm giảm ham muốn trừng phạt,” FeldmanHall nói. Điều đó cho thấy nếu ta dành nhiều thời gian để cân nhắc hơn, ta sẽ rộng lòng với kẻ phạm tội hơn. (Lời khuyên: Luôn đợi một phút trước khi gửi đi bất kì bình luận nào.)

    Chắn chắn là vẫn có những mặt tốt của bản năng đạo đức này. Nó cho phép ta đứng lên vì kẻ yếu hay những ai bị ngược đãi. Nó giúp ta chấn chỉnh lại những sai lầm ta gặp phải. Nó có thể tập hợp hàng ngàn người trên internet chỉ trong vài giờ. Nhưng trên mạng internet rối ren, bản năng đạo đức của chúng ta cũng có thể chệch hướng.

    Internet chính là “diễn đàn có thể lấy mong muốn trừng phạt của ta, khuếch đại nó, và dẫn tới một phản ứng tập thể thái quá trong một vài trường hợp, bởi mọi cá nhân đều muốn thể hiện quan điểm của mình,” Jordan chỉ ra. “Khi bạn tập hợp tất cả lại, bạn có được hiệu ứng bầy đàn.”

    Theo Vox.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ