Đây là máy ảnh số đầu tiên của Leica mà ít người biết tới
(Tổ Quốc) - Chiếc Leica S1 đã được thương hiệu hình ảnh Đức ra mắt từ tận 1996!
Leica vẫn thường bị người chơi ảnh chê là "cổ hủ", không tiếp cận sớm với thị trường máy ảnh số để rồi bị bỏ xa bởi các hãng cạnh tranh. Nhưng ít ai biết được rằng hãng máy ảnh Đức đã ra mắt một chiếc máy ảnh số mang tên Leica S1 từ tận năm 1996!
Không những ra mắt sớm, Leica còn ra mắt một dòng máy điện tử cao cấp so với thời điểm bấy giờ. Trong khi các hãng đối thủ ra mắt những dòng máy ảnh chỉ có độ phân giải thấp từ 2 - 3MP thì chiếc Leica S1 có độ phân giải lên tới 26MP - tính đến thời điểm hiện nay vẫn không hề thấp.
Lý do chiếc máy ảnh này không được sử dụng nhiều, thậm chí cũng nhanh chóng bị mọi người lãng quên là vì sử dụng hệ thống chụp hình "scan từng dòng". Giải thích một cách đơn giản thì cảm biến ảnh trong thời điểm đó vẫn còn sơ khai, mỗi khi chụp hình sẽ phải lấy thông tin từng dòng pixel một khiến thời gian chụp lên tới 185 giây tức là hơn 3 phút! Leica S1 chỉ có thể chụp ảnh tĩnh vật - đi ngược hoàn toàn với danh tiếng sản xuất máy ảnh chụp phòng sự, đường phố của Leica.
Máy sử dụng ngàm R-mount của Leica, nhưng có thể dùng thêm ngàm chuyển để sử dụng ống kính của Nikon, Contax, Canon FD, Minolta, Hasselblad, Pentax và cả những ống kính dạng large-format của Rodenstock & Schneider.
Máy có thể chụp ảnh ở mức ISO 50, D-max 3.3, dải biến động sáng 11 stops và mật độ điểm ảnh 300dpi với kích thước in 17 x 17" - một kỳ tích với một chiếc máy ảnh thời đó. Đi kèm với máy là filter IRa 55mm, phần mềm LaserSoft High, một thẻ PCI và dây đeo.
Bộ sản phẩm có giá bán là 21,500 USD và như đã đề cập thì không có quá nhiều khách hàng mua về sử dụng. Leica S1 đa phần được bán cho các viện nghiên cứu khoa học và bảo tàng, những nơi chụp ảnh tĩnh vật và cần độ phân giải cao hơn là việc chụp ảnh nhanh.
Sản phẩm kế nhiệm của Leica S1 với cái tên rất đơn giản là Leica S2 mãi đến 2018 (20 năm sau) mới được ra mắt. Đây là một chiếc máy hoàn toàn khác, có hiệu năng cao để đáp ứng được mọi nhu cầu chụp ảnh chứ không "chậm chạp" như người tiền nhiệm.
Công nghệ "scan từng dòng" thực chất đến nay chưa biến mất hoàn toàn. Mới đây Leica đã mua lại hãng Sinar từ Thụy Sĩ. Hãng này có hệ thống cảm biến mang tên Sinarback eXact với khả năng chụp ra ảnh ngay (như cảm biến hiện nay) với độ phân giải 48MP nhưng có thể scan từng dòng với độ phân giải lên tới 192MP. Đây là một công nghệ thú vị, rất có thể sẽ xuất hiện ở máy ảnh tương lai của Leica.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android