Một vụ nổ siêu tân tinh được coi là hành động “rải vật chất và sự sống khắp vũ trụ”.
Lần đầu tiên trong lịch sử thiên văn học, chúng ta có thể quan sát được khoảnh khắc bùng nổ của một ngôi sao dưới ánh sáng nhìn thấy, khi nó ở trong giai đoạn siêu tân tinh.
Trong thực tế, điều này còn tuyệt vời hơn nữa bởi nó là phát hiện kép hai vụ nổ được chụp bởi kính thiên văn không gian Kepler. Hai vụ nổ xảy ra năm 2011, nhưng mới được phát hiện bởi nhóm nghiên cứu quốc tế, dẫn đầu bởi giáo sư Peter Garnavich, Đại học Notre Dame.
Báo cáo khoa học về sự kiện này được đăng tải trên tạp chí Astrophysical Journal.
Một vụ nổ siêu tân tinh là nguồn gốc sự sống trong vũ trụ
Phân tích dữ liệu từ Kepler trong suốt 3 năm nó quan sát hơn 500 thiên hà và 50 nghìn tỷ ngôi sao, các nhà nghiên cứu phát hiện ra vụ nổ của sao khổng lồ đỏ. Chúng chỉ kéo dài trong 20 phút khi lõi ngôi sao sụp đổ và một vụ nổ dữ dội giải phóng sóng xung kích.
Hai vụ nổ siêu tân tinh xảy ra lần lượt với hai ngôi sao KSN 2011a và KSN 2011d. Chúng có kích thước lần lượt gấp 300 và 500 lần so với Mặt Trời. Các vụ nổ xảy ra cách chúng ta 700 triệu và 1,2 tỷ năm ánh sáng.
“Để xem một điều gì đó trong vu trụ xảy ra trong thời gian tính bằng phút, nó giống như một khoảnh khắc trong đời thường. Bạn phải có một máy ảnh theo dõi liên tục lên bầu trời”, Garnavich cho biết. “Bạn sẽ không thể biết khi nào một vụ nổ siêu tân tinh xảy ra. Duyệt những dữ liệu của kính thiên văn Kepler chúng ta có thể biết khi nào điều đó bắt đầu”.
Cả hai siêu tân tinh đã cho thấy một mức năng lượng trùng khớp với vụ nổ loại II. Tuy nhiên, chỉ có KSN 2011d gây ra một sự bùng sáng của sóng xung kích. Các nhà khoa học tin rằng một đám mây khí xung quanh KSN 2001a đã hấp thụ hoặc che giấu “thời khắc tỏa sáng” của nó.
Đây là một điều rất thú vị. “Có những bí mật nằm trong kết quả này”, Garnavich nói. “Bạn nhìn vào hai siêu tân tinh và thấy chúng là hai điều khác biệt nhau, rất khác nhau”.
Video mô phỏng lại vụ nổ của ngôi sao KSN 2011d
Có thể nhận thấy rằng sự kiện phát hiện hai vụ nổ siêu tân tinh lần này có vai trò rất quan trọng. Quan sát trực tiếp thấy một hiện tượng như vậy sẽ cho phép các nhà khoa học hiểu sâu hơn điều gì đã xảy ra trong cuộc đời các ngôi sao.
Một vụ nổ siêu tân tinh cũng được coi là hành động “rải vật chất và sự sống khắp vũ trụ”. Điều này hoàn toàn nằm trong sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh của kính thiên văn Kepler.
“Tất cả các nguyên tố nặng trong vũ trụ đến từ các vụ nổ siêu tân tinh. Ví dụ, bạc, niken, đồng trên Trái Đất và thậm chí trong con người chúng ta đến từ cái chết đau đớn của các ngôi sao”, Steve Howell, nhà khoa học trong dự án Kepler của NASA cho biết. “Sự sống tồn tại vì các vụ nổ siêu tân tinh xảy ra”.
Tham khảo Cnet
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming