Đây là tấm ảnh động? Không phải, đó là màn hình TV
Dưới đây là 5 thiết kế màn hình cho chế độ Ambient Mode của TV QLED đã giành được giải thưởng trong cuộc thi do Samsung tổ chức.
Samsung Electronics đã bắt tay hợp tác với tạp chí thiết kế và kiến trúc hàng đầu Dezeen để tổ chức một cuộc thi tìm kiếm hình ảnh ấn tượng phục vụ cho chế độ Ambient Mode của TV QLED. Đối tượng tham gia là mọi nhà thiết kế sáng tạo trên toàn thế giới, và các giám khảo đã mời các thí sinh chung cuộc tham dự vào vòng chung kết tại sự kiện IFA, Berlin – nơi mà người chiến thắng đã được công bố vào ngày 31/8 vừa qua. Ban tổ chức đã đón nhận vô số bài dự thi từ khắp nơi trên thế giới, tuy nhiên, chỉ có 5 người được mời đến triển lãm IFA 2018 để giới thiệu về thiết kế của mình.
Chế độ Ambient Mode là tính năng đột phá trên dòng sản phẩm TV QLED 2018 của Samsung, với khả năng chuyển đổi màn hình đen của TV khi không hoạt động thành một công cụ để phô bày các thiết kế linh hoạt, sinh động. Chế độ Ambient Mode có thể mô phỏng lại màu sắc của bức tường sau chiếc TV, cũng như trình chiếu những hình ảnh hoặc thông tin được chọn, chẳng hạn như thời gian hoặc thời tiết.
Không cần chừ thêm nữa, chúng ta hãy cùng xem qua 5 thiết kế đã lọt đến vòng cuối cùng của cuộc thi:
"Kinetic Decor", Swift Creatives, Anh Quốc
Ý tưởng ‘di động’ này sử dụng các tín hiệu ánh sáng và cảm biến chuyển động để xác định hoạt động của các đối tượng hoặc con vật (mà người dùng có thể cá nhân hóa nó tùy ý) đã chọn trên màn hình. Về những thách thức mà nhóm thiết kế đã gặp trong quá trình phát triển Kinetic Decor cho Ambient Mode, Swift Creatives nhấn mạnh rằng "đứng trên ranh giới giữa những yếu tố đại diện cho hiện thực và kỹ thuật số – chìa khóa mấu chốt để tận dụng được tính năng Ambient Mode – yêu cầu chúng tôi phải suy nghĩ kỹ lượng trong khâu lên ý tưởng và hiện thực hóa nó."
"Sphere", Doisign, Thổ Nhĩ Kỳ
Thiết kế ‘thế giới kỹ thuật số’ này mang đến cho người dùng một cái nhìn cận cảnh hơn về thế giới bên ngoài, giúp họ cập nhật những thông tin liên quan đến bạn bè và gia đình họ bằng thiết kế nhấn mạnh vào phương tiện truyền thông xã hội. "Thiết kế của chúng tôi đã biến TV thành một trợ lý cá nhân bằng cách khai thác khả năng AI và IoT của QLED. Giao diện trang chủ có thể tùy chỉnh ở chế độ Ambient Mode cho phép chủ nhân có thể tương tác với ngôi nhà theo những cách hoàn toàn mới lạ."
"Bird Clock", Jianshi Wu và Yitan Sun, Mỹ
Ý tưởng độc đáo này được sử dụng để thông báo giờ cho người dùng nhờ các chú chim; số lượng chim trên mỗi sợi dây đại diện cho mỗi chỉ số thời gian khác nhau, và màu nền sẽ đại diện cho thời gian trong ngày như sáng, chiều hay tối. "Chúng tôi muốn thiết kế của mình sẽ khiến việc xem giờ trên các thiết bị không còn là công việc nhàm chán và tẻ nhạt nữa. Thiết kế này là minh chứng rõ ràng nhất cho khả năng mang đến những cách thức tương tác mới với công nghệ mà chế độ Ambient Mode có thể làm được. "
"Time Frame", Alex Warr và Zach Walters, Mỹ
Thiết kế này như một chiếc cổng dịch chuyển, đưa người dùng đến những nơi mà họ mong muốn, dù là ngôi nhà của mình hay một nơi nào đó xa xôi. Hình dáng của chiếc cổng này có thể thay đổi để hiển thị thời gian trong ngày. "Time Frame là một cửa sổ "sống", nó có thể nâng cao giá trị không gian của chủ sở hữu bằng cách tạo kết nối ảo đến môi trường khác; nó được thiết kế để nâng tầm và mở rộng các trải nghiệm không gian của người dùng. "
"Architectural Extension", Gerard Puxhe, Anh
Ý tưởng này tôn lên thiết kế không gian nội thất của người dùng, mang đưa một khối "hình hộp" có khả năng kết hợp hài hòa với môi trường xung quanh của căn phòng. Ngoài ra, các yếu tố trang trí sẽ cho ta biết thông tin về thời gian và thời tiết một cách hết sức tinh tế. "Với ‘Architectural Extension’, tôi hướng đến việc kết hợp thế giới kỹ thuật số và thế giới thực tế theo một cách chân thực nhất có thể."
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"