Đây là tấm bản đồ thế giới có tỉ lệ chính xác nhất do các chuyên gia thiết kế Nhật Bản thực hiện

    Dink,  

    Hành tinh này không như bạn vẫn nhầm tưởng khi xem bản đồ đâu.

    Với những bài học Địa lý cơ bản, ta vẫn biết rằng trên bản đồ thì Châu Phi to hơn rất nhiều, và Greenland lại không rộng lớn đến thế. Nói cách khác, bản đồ của chúng ta vẫn còn nhiều sai số mà ta vẫn nghiễm nhiên chấp nhận nó. Trừ Ai Cập, đúng là Ai Cập vuông như trên bản đồ đó.

    Các chuyên gia thiết kế tại Nhật Bản đã tạo ra được tấm bản đồ chính xác nhất từ trước tới giờ với là tấm tỉ lệ các quốc gia chuẩn xác nhất. Người chịu trách nhiệm đằng sau dự án này là nghệ sĩ, kiến trúc sư Hajime Narukawa.

    Đầu tiên, trái với những gì ta thường thấy ở một tấm bản đồ, vị trí các quốc gia (thậm chí là cả kích cỡ) nhìn rất kì lạ nhưng đừng nhầm tưởng, chẳng có tấm bản đồ nào đúng bằng tấm bản đồ này đâu!

    Việc này vốn rất khó khăn bởi Trái Đất thì vẫn hình cầu (chứ không phải phẳng như nhiều người vẫn tin), việc vẽ được nó trên một mặt phẳng giấy là điều khá khó khăn.

    Tấm bản đồ bạn vẫn thấy treo trên tường, in trong cuốn Atlas hay được bày bán khắp nơi được biết tới với cái tên Hình chiếu Mercator, được đưa ra bởi nhà địa lý học người Bỉ, ông Gerardus Mercator từ hồi năm 1569.

    Kỹ thuật vẽ bản đồ này được sử dụng để “nhồi nhét” vừa tất cả các quốc gia trên thế giới vào một tờ giấy hai chiều. Tấm bản đồ này rất hữu dụng trong việc định hướng tàu thuyền trên biển, nhưng điểm trừ của nó là thiếu chính xác bởi phương pháp Hình chiếu Mercator kéo giãn các quốc gia ở gần cực.

    Ví dụ điển hình nhất, trên đa số bản đồ thì Greenland có kích cỡ gần bằng với Châu Phi nhưng trong thực tế, Lục địa Đen lớn gấp 14 lần Greenland.

    Thiết kế mới của AuthaGraph nhắm tới việc sửa chữa lỗi sai này, bằng cách chia địa cầu của chúng ta thành 96 vùng miền bằng nhau, chuyển những góc nhìn từ hình cầu sang một khối tứ diện, trước khi trải chúng ra thành tấm bản đồ phẳng, sản phẩm cuối cùng.

    Thêm một vài bước đệm vào trong quá trình chuyển hóa bản đồ hình cầu sang bản đồ giấy 2D, ông Narukawa đã có thể tạo ra được một bản đồ có tỉ lệ đất và nước chính xác.

    Phương pháp vẽ bản đồ này có thể chuyển thông tin từ bề mặt của một khối cầu sang bề mặt của một hình chữ nhật mà vẫn có thể có diện tích các khu vực chính xác”, theo mô tả của Giải thưởng Thiết kế Xuất sắc về tấm bản đồ “chính xác nhất thế giới” này.

    AuthaGraph đã có thể trình bày chính xác các đại dương, các lục địa bao gồm cả khu vực Nam Cực. Toàn bộ được đưa vào khung chữ nhật mà không bị sai lệch. Bản đồ thế giới của AuthaGraph đã cho chúng ta một cái nhìn tiên tiến và chính xác về chính hành tinh mà ta đang sống”.

    Không có gì là hoàn hảo, bản đồ này cũng vậy, bởi phương Bắc không được dựng ở rìa trên cùng của bản đồ, nhưng nó cũng có thể đạt mức gần đúng.

    Tấm bản đồ này vẫn cần cải tiến về độ chính xác thêm chút ít để có thể chính thức trở thành một bản đồ có vùng miền hoàn toàn chính xác”, mô tả của Giải thưởng Thiết kế Xuất sắc viết.

    Bạn có thể mua cho mình tấm bản đồ tại trang chủ của AuthaGraph và nếu bạn không sống tại Nhật Bản, đây là trang web bán bản đồ trực tuyến của họ.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày