Để chiến thắng cuộc đua AI, Trung Quốc đưa chương trình học về trí tuệ nhân tạo vào bậc tiểu học
(Tổ Quốc) - Các địa phương ở Trung Quốc đang tích cực tích hợp việc đào tạo trí tuệ nhân tạo vào các trường học để tạo ra thế hệ nhân tài thế hệ tiếp theo.
Theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông nước này, tỉnh Chiết Giang ở phía đông Trung Quốc đang có kế hoạch cung cấp việc giảng dạy về trí tuệ nhân tạo cho học sinh từ khi còn nhỏ. Đây được xem như một phần trong các sáng kiến nhằm mở rộng lực lượng lao động và công nghệ trong tương lai.
Chiết Giang, quê hương của những gã khổng lồ công nghệ như Alibaba, đang tìm cách đưa thông tin và kiến thức liên quan đến AI trở thành nội dung bắt buộc trong hệ thống giáo dục K-12, bao gồm các cấp học từ mẫu giáo đến lớp 12. Thông điệp được đưa ra mới đây tại Hội nghị Giáo dục Kỹ thuật số Chiết Giang, một sự kiện được tổ chức thường niên. Mặc dù còn rất ít thông tin chi tiết được công bố, nhưng các báo cáo cho biết thành phần AI sẽ được tích hợp “đại trà” vào các chương trình giảng dạy khoa học và toán học hiện có.
Trung Quốc đã coi AI là ưu tiên chiến lược trong suốt một thập kỷ qua và đây cũng là một yếu tố quan trọng của nền kinh tế kỹ thuật số của nước này. AI đã được áp dụng rộng rãi trong một loạt các dịch vụ từ chăm sóc sức khỏe đến tài chính và bán lẻ. Quốc gia này dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi chi tiêu cho AI lên gần 27 triệu USD, tương đương 8,9% đầu tư toàn cầu vào năm 2026, theo một báo cáo năm 2022 bởi Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDC.
Để khuyến khích sự phát triển của các tài năng trong lĩnh vực này, Trung Quốc đã tích cực tích hợp việc đào tạo AI cho tầng lớp sinh viên trẻ. Sau đó, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã bắt buộc các trường trung học phải dạy các khóa học về AI, Internet vạn vật và xử lý dữ liệu lớn (Big Data) bắt đầu từ năm 2018.
Kể từ đó tới nay, các chính quyền ở nhiều khu vực như Chiết Giang đã nỗ lực áp dụng các sáng kiến của riêng mình trong việc ủng hộ chính sách này. Vào tháng 3 năm ngoái, thành phố Ôn Châu ở tỉnh Chiết Giang đã ban hành hướng dẫn khuyến khích các trường học xây dựng các trung tâm đào tạo AI, cũng như các phòng nghiên cứu và thí nghiệm. Thành phố đặt mục tiêu xây dựng 1.000 trường thực nghiệm AI và 100 trường kiểu mẫu về AI vào năm 2025.
Ngoài các trường đào tạo, các khóa học liên quan đến AI từ mã hóa đến lập trình cũng đã đạt được đà phát triển. Trong khi các chính sách giáo dục gần đây ở nước này đã cố gắng giảm bớt gánh nặng học thêm, đây vẫn là một trong số ít các khóa học ngoại khóa vẫn được cung cấp. Báo cáo cũng cho biết cần “xây dựng các địa điểm hoạt động giáo dục trí tuệ nhân tạo, tiến hành nghiên cứu và thực hành về nội dung giáo dục trí tuệ nhân tạo, tổng kết kinh nghiệm kịp thời và hình thành các điển hình dạy học có thể phát huy”.
Các trung tâm đào tạo STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) ngoại tuyến và các khóa học lập trình trực tuyến ở Trung Quốc hiện cũng được cung cấp bởi những tập đoàn công nghệ và giáo dục khổng lồ. Và chúng đang ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây trong bối cảnh các bậc cha mẹ muốn con mình theo kịp với các công nghệ mới.
Tham khảo SixthTone
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời