Để đối phó với tình hình dịch Covid-19, các hãng hàng không phải dùng phương pháp "chuyến bay ma" để duy trì hoạt động
Một chuyến bay chỉ có phi công và đoàn tiếp viên, tuyệt nhiên chẳng có hành khách nào khác.
Các nhà phân tích kinh tế tiếp tục dự đoán nhu cầu di chuyển bằng đường không sẽ tiếp tục giảm, đạt mốc thấp nhất tính từ thời điểm khủng hoảng kinh tế năm 2008. Theo thông tin từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), ngành hàng không sẽ tổn thất 113 tỷ USD doanh thu nếu như dịch Covid-19 không lắng xuống.
Trong tình hình không ai dám ra sân bay, các hãng hàng không phải dựa vào “chuyến bay ma” để duy trì hoạt động; đó là những lần cất cánh không hành khách của phi cơ, với mục đích duy nhất là giữ chỗ tại sân bay để dùng cho các chuyến đi tương lai.
Tại một sân bay đông đúc, chi phí cho một chỗ để máy bay sẽ rất đắt đỏ, nên các hãng hàng không vẫn sử dụng các “chuyến bay ma” để giữ chỗ, do chi phí vận hành phi cơ còn rẻ hơn cả phí bãi đỗ. Mỗi một hãng sở hữu một khung thời gian nhất định để đưa và đón phi cơ; các hãng hàng không bỏ ra kha khá tiền để sở hữu những giờ bay đẹp nhất, và nếu không vận hành máy bay trong khoảng thời gian này, những hãng khác sẽ nhanh chóng “nẫng tay trên”.
Cách duy nhất hãng có thể làm là cho phi cơ bay mà không có hành khách. Phương pháp giữ chỗ này hoàn toàn hợp lệ và cũng là “việc thường ngày ở huyện”, thế nhưng chi phí vận hành hàng loạt phi cơ không hành khách đắt đỏ vô cùng, chưa kể mỗi chuyến bay lại thải ra cả tấn CO2.
Trong tình cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng và tỷ lệ đi lại bằng đường không giảm rõ rệt, nhiều hãng hàng không Anh mong muốn tạm gỡ luật giữ chỗ để tránh việc vận hành máy bay không người lái. IATA cũng đang đưa yêu cầu sân bay tạm dừng việc áp dụng luật này, nhằm giúp “các hãng hàng không phản hồi với điều kiện thị trường với các cách thức hợp lý”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"