Để học cách tự bay, drone phải tự đâm vào vật thể hơn 10 ngàn lần
Để đào tạo một chiếc drone tự động không hề dễ dàng bởi tính chất phức tạp trong hệ thống truyền dẫn và điều khiển. Tuy nhiên một chiếc drone tích hợp AI sẽ cần biết cách tránh né các vật thể thể tốt hơn bằng cách đâm vào các vật thể càng nhiều càng tốt.
Các nhà nghiên cứu robot tại ĐH. Carnegie Mellon, Mỹ đang tiến hành một thử nghiệm đặc biệt nhằm tìm hiểu cơ chế va chạm, đồng thời dạy drone "tự bay" bằng cách cho chúng đâm vào rất nhiều vật thể lên tới 11.500 lần.
Ba nhà nghiên cứu Dhiraj Gandhi, Lerrel Pinto và Abhinav Gupta cho rằng, thử nghiệm của họ giúp lấp đầy những khoảng trống trong nghiên cứu về drone trước đây. Thử nghiệm này sẽ góp phần giúp drone trong tương lai trở nên thông minh hơn và tự lập hơn khi không có bàn tay điều khiển từ con người.
Đầu tiên, các mẫu drone sẽ tìm kiếm và khảo sát trước các quỹ đạo ngẫu nhiên trước khi va chạm với các vật thể khác nhau. Đây là bài học hiệu quả để huấn luyện các mẫu drone trong tương lai biết tránh không nên bay vào những vị trí hay vật thể bất kỳ. Trải qua hơn 40 giờ bay và hơn 20 môi trường khác nhau trong nhà, chiếc drone thử nghiệm bị hỏng hóc khá nghiêm trọng. Tuy nhiên đây chỉ là mẫu drone giá rẻ nên chi phí không quá đắt đỏ.
Nhóm nghiên cứu kết luận, bằng cách cho drone va chạm với nhiều vật thể khác nhau, họ nhận thấy drone có thể xử lý tốt hơn khi chúng có thể dự đoán về các môi trường thử nghiệm. Trong tương lai, nếu drone có thể dự đoán trước về những bề mặt vật thể nguy hiểm và tránh xa khỏi chúng, điều này sẽ trở nên rất tuyệt vời.
Dưới đây là đoạn video chi tiết về nghiên cứu dạy drone bay bằng cách đâm vào vật thể:
Video giới thiệu chi tiết về dự án dạy drone tự bay.
Tham khảo PopularMechanics
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?