Để nhân viên ‘nói xấu’ trước mặt nhau 2 lần/năm: Bí quyết giúp CEO 28 tuổi xây dựng công ty có doanh thu hàng chục triệu USD
Nhân viên của Barry tập hợp lại thành các nhóm nhỏ và từng người lần lượt ngồi lên "ghế nóng" để lắng nghe những người còn lại nói về mình.
- Hơn 2000 nhân viên WHO bị hack email chỉ vì cách đặt mật khẩu "cạn lời"
- Cách một DN “miễn nhiễm” với Covid-19: Đóng hết cửa hàng chuyển lên sàn TMĐT, thu gọn bộ máy chỉ 10 nhân viên thu về 2 tỷ đồng/tháng, tăng trưởng 30% mặc khủng hoảng
- CEO Grab: ‘Covid-19 là khủng hoảng lớn nhất ảnh hưởng đến công ty trong 8 năm qua’
Bạn có bao giờ muốn biết đồng nghiệp nói gì về mình khi bạn không có mặt ở đó? Doanh nhân Nathan Barry thì có và anh cho rằng nhân viên của mình cũng nên như vậy!
Barry (28 tuổi) là nhà sáng lập của ConvertKit, một công ty marketing qua email đang phát triển nhanh tại thị trường Mỹ. Mỗi năm hai lần, nhân viên của anh sẽ tập hợp lại thành các nhóm nhỏ và từng người lần lượt ngồi lên "ghế nóng" để lắng nghe những người còn lại nói về mình. Sau 10 phút, họ có 5 phút để đặt câu hỏi và giải đáp thắc mắc.
Barry nói: "Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra văn hóa phản hồi trực tiếp. Phần lớn thời gian, đội ngũ gồm 35 người của công ty đều tương tác với nhau từ xa qua các nền tảng như Zoom hay Slack. Vì vậy, việc xây dựng sự kết nối là rất quan trọng".
Trên đây chỉ là một ví dụ về việc muốn tăng cường tính kết nối và minh bạch trong công ty của Barry. Doanh nhân trẻ còn thực hiện điều này trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của ConvertKit, bao gồm chính sách marketing hay trả lương cho nhân viên.
Trở lại năm 2013, khi ConvertKit được thành lập, Barry đã lập blog để viết khá chi tiết về công ty và thậm chí còn chia sẻ tình hình tài chính của ConvertKit trên một trang web được cập nhật theo thời gian thực.
Theo Barry, người ta sẽ dễ tiến bộ hơn khi tiếp thu góp ý của mọi người.
Cách tiếp cận của Barry đã đem lại kết quả khả quan sau 7 năm hoạt động. Năm ngoái, doanh số của ConvertKit tăng lên gần 10 triệu USD, nhiều gấp đôi so với năm 2016. Họ cũng góp mặt trong danh sách 5.000 công ty tư nhân phát triển nhanh nhất của Mỹ ở vị trí thứ 72. Còn Barry xuất hiện trong danh sách 30 Under 30 của tạp chí kinh doanh Inc.
Chàng trai 28 tuổi tin rằng sự cởi mở và trao đổi thẳng thắn là chìa khóa thành công của anh. Theo anh, nội bộ ConvertKit bắt đầu áp dụng chính sách "phản hồi không mong muốn" vì bản thân anh từng trải nghiệm lợi ích của nó và muốn mọi người cũng như vậy.
Barry chia sẻ: "Trên thực tế, những lời góp ý và thậm chí là chỉ trích mang tính xây dựng mà chúng ta thường không muốn nghe lại là yếu tố có thể dẫn tới sự phát triển".
Ban đầu, không ít nhân viên của ConvertKit cho rằng đây là một hoạt động "kinh khủng", có người còn bật khóc khi nghe đồng nghiệp nhận xét ngay trước mặt. Tuy nhiên, khi đã quen dần, họ nhận thấy rằng đây là cách tốt để cải thiện trong công việc nhờ nhìn ra những thứ mà mình không thấy. Tất nhiên, ngoài góp ý, họ còn khen ngợi và khuyến khích lẫn nhau.
Mặc dù vậy, chiến lược này không dành cho mọi công ty bởi nó chỉ có thể đem lại hiệu quả với một môi trường làm việc không quá lớn, riêng tư và người lắng nghe sẵn sàng thay đổi để trở nên tốt hơn.
Barry cho biết cách tiếp cận trong kinh doanh của anh bắt nguồn từ triết lý "dạy lại mọi thứ bạn biết" mà anh tiếp thu được từ nhỏ, khi là một đứa trẻ học tại nhà cùng 5 anh chị em trong một gia đình nghèo khó.
Do đó, Barry phải làm những công việc lặt vặt cho hàng xóm như trông thú cưng để kiếm tiền. Năm 12 tuổi, anh học nghề gỗ. Và sau này, khi trở thành ông chủ của ConvertKit, anh muốn giúp mọi người kiếm sống bằng cách truyền đạt lại kinh nghiệm thực tế cá nhân.
Theo Inc
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI