Nguyên nhân không hẳn là do bạn cứ suốt ngày cắm mặt vào điện thoại và máy tính đâu nhé
Cận thị đã và đang trở thành một vấn nạn trên toàn cầu. Chỉ riêng trong 2 năm từ 1971 đến 1972 có khoảng 25% người Mĩ tuổi từ 12 đến 54 được chẩn đoán cận thị. Cho đến nay, con số này đã là 40 - 50%. Nhưng điều đó vẫn chưa là gì khi so sánh với những quốc gia châu Á, khi có đến 80 - 90% trẻ em trong độ tuổi đi học bị cận thị. Tại Seoul, tỉ lệ cận thị ở nam giới 19 tuổi lên đến con số 96,5%.
Những con số trên vẫn tiếp tục gia tăng với tốc độ chóng mặt. Nhiều nhà khoa học cho rằng, cho tới năm 2050, sẽ có đến 5 tỷ người phải đeo kính. Con số này chiếm đến quá nửa dân số toàn cầu. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Nếu là một bậc phụ huynh, hẳn bạn sẽ ngay lập tức liên tưởng đến tình trạng suốt ngày cắm mặt vào máy tính và điện thoại, nhưng lý do không đơn giản như vậy. Sự gia tăng bệnh lý cận thị diễn ra trước cả khi máy tính và smart phone ra đời, ít nhất là từ những năm 1960. Nghiên cứu gần đây nhất cho thấy, việc ngồi lì trong nhà và ít ra ngoài vận động góp phần không nhỏ vào việc gia tăng tỉ lệ cận thị. Đây cũng là điều rất hợp lí với những nước châu Á, khi việc học hành quá nặng nề khiến trẻ em hiếm khi được ra ngoài vui chơi.
Bác sĩ Adam Clarin, một chuyên gia nhãn khoa tại Florida cho biết: “Sự gia tăng tỉ lệ cận thị trong những năm gần đây là quá nhanh, do đó không thể chỉ sử dụng yếu tố di truyền để lí giải cho tình trạng này. Thật không may là chúng ta chưa có đủ dữ liệu để khẳng định đâu là yếu tố ngăn ngừa cận thị. Đó là ánh sáng mặt trời, đó là việc tập trung nhìn xa, hay đó là những yếu tố mà chúng ta thậm chí chúng ta chưa nghĩ đến.”
Giả thiết nhận được nhiều ủng hộ nhất cho rằng khi chất dẫn truyền thần kinh dopamin được giải phóng vào võng mạc, nó ngăn ngừa sự điều tiết thụ động của nhãn cầu - một nguyên nhân dẫn đến cận thị. Ánh sáng chính là yếu tố kích thích giải phóng dopamin vào võng mạc.
Ánh sáng đi qua mắt được tập trung trực tiếp trên bề mặt võng mạc. Nhưng nếu nhãn cầu bị kéo giãn quá mức, tiêu cự sẽ bị dịch chuyển lên trước võng mạc, thay vì nằm vào ngay đúng võng mạc, từ đó dẫn đến tình trạng nhìn mờ.
Thông thường, một chiếc kính mắt giúp điều chỉnh lại tiêu cự là đủ để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, có đến 20% số người cận thị mắc bệnh ở mức độ rất nặng, và họ có nguy cơ cao tiến triển thành tăng nhãn áp, bong võng mạc, và thậm chí mù vĩnh viễn.
Vậy cần dành ra bao nhiêu thời gian hoạt động ngoài trời để ngăn ngừa cận thị? Vẫn chưa có nhiều nghiên cứu để đưa ra mức khuyến cáo đủ mạnh, nhưng theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Australia, mức thời gian này nên là 3 đến 4 giờ mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm ra cách giải quyết tận gốc rễ vấn nạn cận thị này. Rõ ràng, có rất nhiều cơ chế tham gia vào việc cấu thành nên bệnh lý cận thị. Hi vọng rằng, trong tương lai không xa, nhân loại sẽ tìm ra phương thức điều trị một cách triệt để.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4