Đến thăm xưởng chế tạo đồ chơi Trung thu cho trẻ Việt - nơi chắp cánh ước mơ làm kỹ sư của các em nhỏ

    NPQM,  

    Trẻ con là ngây thơ, non nớt, không biết làm đồ chơi ư? Suy nghĩ đó sẽ hoàn toàn tan biến sau khi chứng kiến những hình ảnh sau đây.

    Có lẽ ở Việt Nam, lửa tuổi nhi đồng là một trong những khoảng thời gian tươi đẹp, trong sáng và vui thích nhất vì được hưởng không chỉ 1 mà có đến 2 ngày lễ dành riêng cho mình, bao gồm cả Tết Trung thu. Đây là ngày mà các em thiếu nhi được tận hưởng những trò chơi dân gian truyền thống bổ ích, lành mạnh. Đặc biệt, với sự xuất hiện của phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, hàng loạt các tụ điểm vui chơi đã được người dân và một số bạn trẻ lập ra, điển hình là khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục hoặc phố Lò Sũ...

    Tuy nhiên, thay vì mọi năm đều đến những nơi quen thuộc, tại sao không để con trẻ được trải nghiệm một trò chơi, hay nói đúng hơn là một khóa "học mà chơi - chơi mà học" vô cùng bổ ích nhỉ?

    Ý tưởng đến từ những thế hệ "lồng kính"

    Xã hội ngày càng phát triển, trẻ em ngày càng được hưởng sự bảo vệ tối đa của cha mẹ nhưng đổi lại họ vô tình tạo ra 1 thế hệ lồng kính do các bậc phụ huynh không muốn để con em mình phải làm việc. Từ lý do đó, những bạn trẻ 9x tò mò đã xây dựng 1 lớp học để phá vỡ lồng kính kìm kẹp sự phát triển của mỗi em nhỏ.

    Lấy tên gọi "Xưởng Sáng Chế", đây là lớp học được xây dựng dựa trên mô hình giáo dục STEM chuẩn quốc tế về cả 4 khía cạnh Khoa học, Toán học, Kỹ thuật và Công nghệ, ứng dụng kiến thức giúp trẻ tư duy logic trong chế tạo robot, máy móc, đồng thời phát triển thêm những kỹ năng mềm bên lề nữa. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên luôn luôn có mặt nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ và hướng dẫn tận tình cho trẻ để tiếp thu và đạt được kết quả mãn nguyện nhất.

    Được biết, Xưởng Sáng Chế là một trong những khóa học tại Táy Máy Tò Mò, trung tâm giáo dục khoa học công nghệ cho trẻ em, đồng sáng lập bởi Nguyễn Anh Tuấn và Lương Trung Tiến. Hai người chia sẻ họ mong muốn thông qua những hoạt động tại Táy Máy Tò Mò, các em nhỏ sẽ có điều kiện được theo đuổi đam mê sở thích với chế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học, cũng như học được những kiến thức kĩ năng khoa học công nghệ, vốn rất cần thiết trong thời đại mới.

    Anh Tuấn cho biết khóa học sẽ tập trung vào hướng dẫn trẻ tự làm một robot cho riêng mình, định hướng cho trẻ làm quen với cấu tạo cơ khí và tự động hóa của máy móc. Mỗi buổi học là một sản phẩm khác nhau, đa dạng sẽ được chính tay mỗi bé sáng tạo ra và mang về nhà khi kết thúc. Hiện tại, các bé sẽ được chỉ bảo tận tình trong quá trình làm ra những mẫu robot con Lân, robot tránh vật cản, robot khủng long bạo chúa và robot bọ dừa.

     Anh Tuấn Tò Mò - Một trong 2 sáng lập viên của Xưởng Sáng Chế.

    Anh Tuấn "Tò Mò" - Một trong 2 sáng lập viên của Xưởng Sáng Chế.

    Đây là 1 sân chơi, không phải lớp học

    Hiện tại, Xưởng Sáng Chế của anh Tuấn chỉ mở 2 buổi chiều 1 tuần vào thứ 7 và Chủ Nhật, với mức học phí là khoảng 200 nghìn đồng 1 buổi chỉ đủ kinh phí để duy trì địa điểm và mua và chế tạo đồ dùng học tập cho các em học viên. Cuối mỗi buổi, các em có thể cầm sản phẩm mà mình đã hoàn thành về nhà như một món quà ghi dấu sự trưởng thành của mỗi người.

    Mỗi buổi học, Tuấn và Tiến sẽ thay nhau hướng dẫn các em nhỏ các bước để chế tạo 1 món đồ chơi gì đó và để các em tự làm từ đầu tới cuối cho tới khi thành công. Không chỉ hỏi người hướng dẫn, các em nhỏ có thể cùng họp thành từng nhóm để làm chung với nhau tăng hiệu quả công việc.

    Nhìn những khuôn mặt của các em trong lớp học này, các bạn sẽ thấy nó khác hẳn với những em nhỏ được bố mẹ đưa cho 1 chiếc iPad.

     Một em nhỏ đang kiểm tra lại các mối nối trên con robot do chính tay mình lắp ráp.

    Một em nhỏ đang kiểm tra lại các mối nối trên con robot do chính tay mình lắp ráp.

     Các bạn trẻ đặc biệt là các bạn nam đều rất hứng thú với lớp học đặc biệt này.

    Các bạn trẻ đặc biệt là các bạn nam đều rất hứng thú với lớp học đặc biệt này.

     Giữa các bạn nhỏ còn có sự ganh đua thi tài để kích thích học hỏi.

    Giữa các bạn nhỏ còn có sự ganh đua thi tài để kích thích học hỏi.

     Có những kĩ năng chế tạo không được học ở nhà trường.

    Có những kĩ năng chế tạo không được học ở nhà trường.

     Một em nhỏ đang kéo léo chỉnh sửa đồ chơi của mình bằng những dụng cụ mà ở nhà không hề động tới.

    Một em nhỏ đang kéo léo chỉnh sửa đồ chơi của mình bằng những dụng cụ mà ở nhà không hề động tới.

    Chỉ sau gần 2 tiếng, các em nhỏ đã có thể hoàn thành công đoạn chế tạo ra phần thân cốt lõi của con robot, trước khi tiến đến bước trang trí, hoàn thiện hình thức cuối cùng:

    Và đây là những sản phẩm cuối cùng sau khi hoàn thành tất cả những công đoạn và yêu cầu cần thiết, gắn liền với những nụ cười đầy hứng khởi:

    Và cuối cùng, những thước phim hấp dẫn và chân thực nhất về đồ chơi Trung thu mà các bé sẽ được tự tay cầm về làm món quà cho riêng mình, một kỷ niệm đáng nhớ và đầy ý nghĩa của tuổi thơ:

    Robot đi bằng 2 chân

    Robot khủng long bạo chúa

    Trẻ em không sai, người đặt chúng vào "tủ kính" mới cần tỉnh ngộ

    Nhìn chung, trong xu thế hội nhập hiện nay, có lẽ các bậc phụ huynh ít nhiều cũng ngày càng nhận thức hơn những ưu điểm của việc thúc đẩy con em tham gia các hoạt động ngoại khóa, tập thể năng động, thay vì chỉ ngồi lì ở nhà dán mắt vào những màn hình thiết bị di động iPhone, iPad... gây hại mắt và hàng loạt các chứng bệnh khác như béo phì, tự kỉ.

    Trẻ em không có lỗi khi lựa chọn iPad thay vì chạy ra đường chơi, vì rõ ràng những thiết bị công nghệ cao có ma lực lớn kinh hoàng khiến người lớn cũng không thể tránh xa thì trẻ em rõ ràng không thể phản kháng. Do đó, việc một thế hệ lồng kính đang dần hình thành đó là do các bậc phụ huynh đã mang chúng bỏ vào lồng, không phải tại chúng tự nhốt mình trong đó.

    Trung Thu đến rồi, hãy để trẻ tự chế tạo đồ chơi cho riêng mình thay vì đưa chúng đi mua những thứ đồ chơi xa xỉ mà tiềm tảng đủ thứ hiểm nguy.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày