Đến từ bể cá gia đình, những con cá vàng nặng HAI CÂN đang phá hoại môi trường thủy sinh
Thủy quái là những loài tầm thường hơn bạn tưởng.
Cá vàng là loài đáng yêu dễ thương và dễ chăm sóc, lúc bạn không còn muốn nuôi chúng nữa cá vàng lại biến thành loài đáng thương và bạn thả chúng ra sông hồ, đưa nó về với tự do. Nhưng có một thứ không ai ngờ tới là loài thú cưng này biến thành thủy quái to gấp 10 lần kích cỡ ban đầu của chúng, từ đó trở thành loài phá hoại.
Một đội ngũ các nhà nghiên cứu Úc đã tóm được một con cá vàng nặng tới gần 2 kg, đang phá hoại nặng nề hệ sinh thái nước ngọt trong vùng.
Nằm tại sông Vasse phía Tây Nam nước Úc, những con cá vàng đã tung tăng nơi đây được hai thập kỉ rồi và trong vòng 12 năm vừa qua, dân số của chúng đã tăng đột biến. Thủ phạm của việc “bùng nổ dân số” cá vàng này không ai khác chính là những nhà nuôi cá vàng chán rồi thả sông, theo nhận định của trưởng ban nghiên cứu Stephen Beatty từ Đại học Murdoch tại Perth.
“Rất nhiều người không hiểu rằng các vùng nước ngọt nhỏ cũng được nối với các hệ thống sông lớn, và khi những con cá cảnh này tới được những vùng sông ấy, chúng sẽ gây thiệt hại rất lớn tới cá nước ngọt nơi đây cũng như môi trường sống dưới nước”, Stephen Beatty nói.
Trong nghiên cứu của mình, đội ngũ các nhà nghiên cứu đã gắn thiết bị theo dõi vào 15 con cá vàng tại vùng sông Vasse gần thành phố Busselton nước Úc, theo dõi hoạt động của chúng trong 12 tháng.
Từ những thông tin được thu về, loài cá vàng này có thể đi xa hơn các nhà khoa học tưởng rất nhiều. “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng lũ cá vàng này ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sống dưới nước, nhất là vào mùa giao phối, với một con cá có thể di chuyển tới 230 km trong suốt một năm dài”, anh Beatty nói.
Nhưng một con cá vàng quá khổ thì có tác hại gì đáng kể? Những con cá vàng khổng lồ này làm xáo trộn môi trường sống của cá bản địa và một điều đáng kể tới nữa là chúng là loài ăn thịt.
“Chúng sục sạo đáy nước để kiếm ăn và làm thay đổi chất nền đáy nước, điều này sẽ khiến các loài tảo nước mọc nhanh chóng, bên cạnh đó những con cái này còn ngăn cản sự phát triển của nhiều loài cây thủy sinh và ăn mất trứng của các loài cá khác”, anh Beatty tỏ ra quan ngại.
Đội ngũ nghiên cứu còn nghi ngờ những con cá vàng này đã mang đến vùng nước sông Vesse ít nhất một loại bệnh, và chúng là tác nhân trực tiếp dẫn tới sự giảm thiểu số lượng cá thể của cá nước ngọt trong vùng.
Và nước Úc không phải nước duy nhất gánh chịu nạn cá vàng biến thành thủy quái này. Năm ngoái, Công viên Hoang dã Colorado đã thông báo rằng hồ nước tại Hạt Boulder đã bị “nhiễm cá vàng” với số lượng cá lên tới 4.000 con.
Tại đất nước hàng xóm của Mỹ, chính quyền Canada cũng đã khẩn thiết kêu gọi những nhà nuôi cá vàng đừng thả cá vàng xuống sông hồ. Họ nói rằng đã có quá nhiều loài bản địa bị cá vàng triệt tiêu rồi.
Với những nghiên cứu tại sông Vasse, anh Betty cùng đội ngũ nghiên cứu tại Úc đang tìm ra một giải pháp nhằm quản lý những kẻ xâm lăng này. Trong lúc nghiên cứu thì cách tốt nhất để giữ gìn hệ sinh thái dưới nước là mỗi gia đình, mỗi cá nhân hãy đừng thả cá vàng nhà nuôi xuống ao, hồ hay sông nữa. Trong bể thì chúng bé nhỏ đáng yêu là thế nhưng khi “thả hổ về rừng”, chúng sẽ biến thành những con thủy quái thực sự.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Apple phát hành iOS 18 chính thức: Nhiều tùy chỉnh mới, khóa ứng dụng bằng Face ID... nhưng chưa có AI
iOS 18 mang tới nhiều tính năng, nhưng vẫn chưa có Apple Intelligence, bộ tính năng AI được người dùng iPhone mong chờ.
Công ty Trung Quốc nộp bằng sáng chế công nghệ độc quyền của ASML