Samsung nâng cấp công nghệ EYECAN giúp người khuyết tật có thể dùng máy tính
Những người bị khuyết tật giờ đây đã có hy vọng có thể sử dụng máy tính như biết bao người bình thường khác với công nghệ nhận diện cử chỉ mắt EYECAN+.
Đối với người khuyết tật, cản trở lớn nhất đối với họ khi cố gắng sử dụng máy tính thường là sử dụng chuột - điều mà bất cứ người bình thường nào cũng có thể thực hiện dễ dàng. Để giải quyết bài toán này, các nhà khoa học của Samsung đã nghiên cứu một công nghệ mới cho phép máy tính nhận diện các cử chỉ từ mắt của người khuyết tật để thay cho các thao tác bằng tay, và công nghệ này nhanh chóng tỏ ra hiệu quả và đáng mong đợi.
Mang tên gọi ban đầu là EYECAN, sau giai đoạn đầu thử nghiệm thành công, Samsung cũng đã cho ra mắt EYECAN với nhiều cải tiến cho phép người sử dụng điều khiển chuột mượt mà hơn, chính xác hơn và nhất là sẽ không cần phải đeo kính điều khiển như phiên bản đầu tiên. Để sử dụng EYECAN , người sử dụng chỉ cần tập trung mắt vào vị trí trên màn hình để con trỏ chuột di chuyển, và chớp mắt để click chuột. Mới đây công nghệ này đã được đưa ra thử nghiệm tại quê nhà Hàn Quốc. Qua thử nghiệm EYECAN tỏ ra hiệu quả với việc có thể giúp người thử nghiệm gõ bàn phím ảo, thao tác với tệp tin và thậm chí là cả chơi game.
Ý tưởng về việc dùng mắt điều khiển máy tính là không mới, thế nhưng việc đưa công nghệ này đến gần với người khuyết tật quả thật là một điều vô cùng ý nghĩa là thiết thực. Vẫn chưa rõ kế hoạch thương mại hoá cho công nghệ này đến từ phía Samsung, và chúng ta sẽ phải chờ đợi để có thể nhìn thấy công nghệ này xuất hiện phổ biến trong xã hội. Được biết chi phí thành phần để chế tạo một thiết bị EYECAN rơi vào khoảng 500 USD.
>> Galaxy A7 chuẩn bị lên sóng, Samsung khoe "dế" khủng chạy chip Marvell 64 bit
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"