Dù biết rằng thay đổi để tốt hơn, nhưng nhiều người vẫn khó chấp nhận cái mới.
Chếc MacBook Pro mới đã xuất hiện được một khoảng thời gian kha khá trên thị trường, và Apple đang hy vọng có một sự chuyển dịch mượt mà từ các cổng kết nối nguyên thủy sang chỉ có cổng USB-C. Được biết, trên những chiếc MacBook Pro mới, người dùng sẽ không có cổng USB-A, HDMI hay đầu đọc thẻ SD nữa; thay vào đó, họ phải mua thêm các dây adapter chuyển đổi để sử dụng các chuẩn kết nối cũ.
Động thái trên của Apple đã khiến nhiều người dùng Mac giận dữ, họ vẫn chưa nguôi được khi 1 tháng trước đó, Apple đã đặt đấu chấm hết cho cổng tai nghe 3.5mm trên iPhone thế hệ mới. Dù sao thì Apple cũng đã mạnh dạn "khai tử" nhiều chuẩn kết nối trên sản phẩm của họ, và rất may mắn chúng ta vẫn ổn khi Apple làm điều đó.
Như vậy, tất cả chúng ta rồi cũng sẽ dần thích nghi với những thay đổi mới thôi. Hãy cùng nhau xem lại những lần "khai tử" sản phẩm của Apple, để thấy được công ty đã nhận nhiều chỉ trích hơn bây giờ như thế nào.
Chiếc iMac G3 là thứ đã cứu Apple vươn lên từ đáy vực thẳm và nó cũng là chiếc máy nhận được nhiều sự thay đổi lớn. Khi ra mắt vào năm 1998, nó không được trang bị ổ đã mềm vốn rất thịnh hành vào thời ấy, không những thế cổng SCSI và ADB (dùng để kết nối ổ đĩa cứng ngoài và chuột/bàn phím) cũng bị Apple loại bỏ hoàn toàn.
Thay vào đó iMac G3 được công ty trang bị các cổng USB, và nó dần trở thành một chuẩn kết nối được cả thế giới sử dụng.
Vào năm 2008, Apple cũng đã khiến giới công nghệ bất ngờ không kém khi tuyên bố loại bỏ ổ đĩa quang CD/DVD trên MacBook Air. Và để giảm tối đa độ mỏng, công ty còn loại bỏ hẳn cổng kết nối Ethernet.
Tuy ổ đĩa quang vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nhưng Steve Jobs đã đúng khi cho rằng sẽ không còn ai lưu luyến nó nữa. Động thái giới thiệu một máy tính mỏng nhẹ (ultrabook) của Apple đã tạo thành một trào lưu trong giới công nghệ vào thời bấy giờ.
Người dùng vẫn có thể mua ổ quang rời của Apple với giá 99 USD.
Một điểm giống nhau giữa MacBook Air và MacBook Pro khi được giới thiệu vào năm 2008 là công ty đã loại bỏ cổng FireWire (trên MacBook Pro trước đó có 2 cổng FireWire và Apple đã giảm xuống còn 1). Đây là chuẩn kết nối riêng của Apple nhằm cạnh tranh với USB nhưng nó đã dần bị tụt hậu do ít người sử dụng. Và nó đã chính thức bị Apple khai tử hoàn toàn vào năm 2013.
Vào năm 2012, iPhone 5 đã nhận được nhiều tai tiếng khi thay thế cổng kết nối 30 chân sang cổng Lightning. Tuy nó có nhiều ưu điểm hơn, nhưng người dùng đã tức giận khi các phụ kiện kết nối bằng cổng 30 chân của họ đã không còn sử dụng được nữa.
Một lần nữa, người dùng có thể mua adapter chuyển đổi từ Lightning sang 30 chân với giá 29 USD.
Khi Apple ra mắt chiếc MacBook 12-inch, giới công nghệ đã không vui khi biết được nó chỉ có đúng duy nhất 1 cổng USB-C.
Và để mở rộng các cổng kết nối, người dùng có thể mua adapter này với giá 79 USD.
Trong năm nay, Apple đã "dũng cảm" loại bỏ jack tai nghe 3.5mm trên iPhone 7/7 Plus. Họ cho rằng chuẩn kết nối này chiếm nhiều diện tích trên smartphone. Người dùng phải chuyển sang sử dụng tai nghe Bluetooth hay tai nghe có cổng kết nối Lightning vốn rất đắt đỏ. Nếu hai lựa chọn đó không được chấp nhận, người dùng luôn có thể sử dụng adapter chuyển đổi Lightning sang 3.5mm mà Apple bán kèm khi mua iPhone.
Cuối cùng là chiếc MacBook Pro mới. Mặc dù cổng USB-C đã xuất hiện trước đó trên các sản phẩm khác, nhưng Apple là người đầu tiên giới thiệu chiếc laptop chỉ có mỗi cổng kết nối USB-C.
Nhiều người vẫn hoài nghi về động thái trên của Apple khi công ty đã loại bỏ các chuẩn kết nối phổ biến mà cả thế giới vẫn đang sử dụng. Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn lạc quan về tương lai vì USB-C là một chuẩn kết nối có cực nhiều ưu điểm so với các cổng thông thường.
Nhưng đó là chuyện của tương lai, khi USB-C đã phổ biến. Vào thời điểm hiện tại, hãy cố gắng đừng làm mất các adapter nếu bạn là người dùng iPhone 7 và MacBook Pro mới.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"