TTO - Điện thoại iPhone 14 vừa ra mắt là điện thoại dễ sửa nhất kể từ năm 2016 (thế hệ iPhone 7). Việc Apple đổi thiết kế cho thấy công ty lắng nghe tiếng nói của người tiêu dùng về quyền được sửa thiết bị đã mua của họ.
- Tháo tung iPhone 14 Pro Max và phát hiện chi tiết dễ gặp lỗi nhất
- Từng một thời là "ông vua" điện thoại, huyền thoại Nokia giờ đi sản xuất sạc cáp cho iPhone
- Trong khi iPhone 14 liên tục cháy hàng, dân buôn Việt cố gom từng đơn một thì tại đây, máy được bán như mớ rau ngay trên vỉa hè
- Đám đông xếp hàng dài mua iPhone dần biến mất, liệu sản phẩm của Apple có đang trở nên kém hấp dẫn?
- Hải quan lập Tổ giám sát, ngăn chặn iPhone 14 nhập lậu về Việt Nam
Theo iFixit - trang web nổi tiếng nhất thế giới trong việc hướng dẫn người dùng tự sửa chữa các thiết bị điện tử, Apple đã thiết kế lại cấu trúc bên trong iPhone 14 để cho phép người dùng tháo và thay cả mặt kính sau và màn hình của thiết bị bằng cách chỉ tháo hai ốc vít.
Kyle Wiens, người sáng lập iFixit, viết: "Apple đã thiết kế lại hoàn toàn bên trong của iPhone 14 để thiết bị này dễ sửa hơn. Những sửa đổi này không thể nhìn thấy từ bên ngoài, nhưng đây là một tiến bộ lớn. Nó sẽ giúp chiếc điện thoại tồn tại lâu hơn và giảm tác động tổng thể lên hành tinh".
Theo iFixit, các mẫu iPhone 14 Pro không áp dụng thiết kế mới này. Như vậy, chỉ các mẫu iPhone 14 và iPhone 14 Plus có thể tháo các tấm kính ở mặt trước và sau mà không phải tháo toàn bộ điện thoại.
Lâu nay, các điện thoại iPhone và Android đã sử dụng keo và thiết kế quá gọn khiến việc sửa điện thoại cũ rất khó khăn. Đây là lần đầu tiên một chiếc iPhone có thể mở ra từ mặt sau kể từ iPhone 4S.
Theo Đài CNBC, việc thiết kế lại iPhone diễn ra khi trong bối cảnh những người ủng hộ quyền sửa chữa kêu gọi các nhà lập pháp ra luật để buộc các công ty cho phép người dùng tiếp cận với sách hướng dẫn, công cụ sửa và bộ phận thay thế cần thiết để sửa các thiết bị điện tử và máy công nghiệp ngày càng phức tạp hiện nay.
Theo họ, đây là cách kéo dài vòng đời sản phẩm, giảm thiểu rác thải điện tử và tác động môi trường và tiết kiệm cho người dùng.
Cuộc vận động quyền được sửa chữa cũng được chú ý ở cấp liên bang Mỹ. Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ quyền này. Ông đã yêu cầu Ủy ban Thương mại liên bang soạn các quy tắc về quyền sửa chữa năm 2021.
Ủy ban cũng đã có báo cáo gửi tới Quốc hội Mỹ về bối cảnh pháp lý quanh quyền sửa chữa, trong đó xác định ngành điện thoại di động và nhà sản xuất ô tô là hai ngành có hạn chế về sửa chữa.
Apple đã có một số nỗ lực trong những năm gần đây để việc sửa các thiết bị của công ty dễ dàng hơn.
Hồi tháng 4, họ giới thiệu một chương trình có tên là Dịch vụ tự sửa chữa, cho phép người dùng và các cửa hàng sửa chữa độc lập thuê công cụ mà các cửa hàng Apple sử dụng và mua các bộ phận thay thế chính hãng.
Công ty cũng cung cấp tài liệu hướng dẫn sửa chữa các thiết bị trong chương trình này. Tuy nhiên, Apple cho rằng kỹ thuật viên được Apple chứng nhận là chuyên gia tốt nhất mà khách hàng nên tìm tới để sửa chữa thiết bị.
Hiện Apple tính phí 169 USD để thay mặt kính sau bị vỡ trên iPhone 14 và iPhone 14 Plus. Gói bảo hành mở rộng AppleCare+ cho iPhone giảm phí này xuống còn 29 USD cho cả hai mẫu iPhone.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"