Điện thoại Trung Quốc bị khoan thủng vẫn chạy tốt, giá 139,99 USD
K4000 ghi dấu ấn không chỉ bởi khả năng dùng màn hình để đóng đinh “thiết diện công”, sức sống dai dẳng sau khi bị khoan thủng, mà còn bởi viên pin khủng có dung lượng 4000 mAh.
Công ty điện thoại Trung Quốc – Oukitel – trước đây không hề nổi danh. Chỉ sau khi công ty này tung lên YouTube đoạn clip dùng điện thoại Oukitel K4000 của hãng để đóng 10 chiếc đinh mà màn hình không hề hấn gì thì cái tên Oukitel mới bắt đầu được để ý. Lần này, họ lại sử dụng tới máy khoan để chứng minh độ “trâu” của chiếc K4000.
Một anh chàng người Trung Quốc sử dụng một chiếc khoan để kiểm tra độ bền của màn hình điện thoại. Thật bất ngờ, K4000 tỏ ra rất bền bỉ và ngoan cường khi tiếp tục hiển thị hình ảnh cho đến tận khi bị mũi khoan xuyên qua. Thậm chỉ cả sau khi bị chọc thủng, một phần màn hình bị đen lại thì các thao tác cảm ứng vẫn hoạt động, K4000 vẫn nhận diện được các cử chỉ mà người dùng thực hiện.
Chiếc điện thoại chỉ thực sự "lịm đi" khi mũi khoan chọc thủng quả pin. Các chất hóa học trong pin lập tức phản ứng với oxy trong không khí và bốc khói, thậm chí còn gây cháy nhẹ bên trong K4000. Sau một lúc, anh chàng Trung Quốc thay viên pin hỏng bằng một quả pin mới, nó lại tiếp tục làm việc, và còn chơi được nhạc nữa!!! Đáng tiếc là màn hình không thấy gì cả!!!
Điện thoại Oukitel K4000 được trang bị một màn hình 5,5-inch với độ phân giải 1280x720 pixel, vi xử lý MediaTek MT6735 quad-core xung nhịp 1,3 GHz, RAM 2 GB và 16 GB bộ nhớ trong, có thể mở rộng bằng thẻ nhớ ngoài. Với giá bán 139,99 USD, K4000 ghi dấu ấn không chỉ bởi khả năng dùng màn hình để đóng đinh “thiết diện công”, sức sống dai dẳng sau khi bị khoan thủng, mà còn bởi viên pin khủng có dung lượng 4000 mAh.
K4000 đối đầu với máy khoan
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"