Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh

    H.A, H.A 

    Ra mắt cùng thời điểm và sở hữu nhiều điểm tương đồng nhưng Xperia ZL không được chú ý nhiều như người anh em Xperia Z. Tuy vậy Xperia ZL vẫn có những điểm cuốn hút riêng biệt.

    Ra mắt cùng thời điểm và sở hữu nhiều điểm tương đồng nhưng Xperia ZL không được chú ý nhiều như người anh em Xperia Z. Tuy vậy Xperia ZL vẫn có những điểm cuốn hút riêng biệt và có mức giá thấp hơn so với smartphone Z khoảng hơn 2 triệu đồng. 

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 1

    Trước hết, cấu hình phần cứng của Xperia ZL gần như giống hệt so với Xperia Z. Nhưng ZL có kích thước nhỏ gọn hơn, điều này được đánh đổi bằng việc máy không được cung cấp tính năng chống bụi và chống nước.

    Thông số kỹ thuật của điện thoại Sony Xperia ZL:
     
    - Tên: Sony Xperia ZL (tên mã Xperia C6503, Xperia C6502 Xperia C6506, Xperia ZL LTE, Xperia ZL HSPA ).
    - Kích thước: 131,6 x 69,3 x 9,8 mm (Dài x Rộng x Dày).
    - Trọng lượng: 151 gram.
    - Màn hình LCD TFT 5 inch, 1080 x 1920 pixels (mật độ điểm ảnh 441 ppi).
    - Bộ nhớ trong 16GB.
    - Bộ nhớ ngoài: Có, microSD mở rộng tới 64GB.
    - 2GB RAM.
    - Camera chính 13 MP, quay phim fullHD 1080p (30fps).
    - Camera phụ 2 MP, quay phim fullHD 1080p (30fps).
    - HĐH Android 4.1.2.
    - Vi xử lý Qualcomm MDM9215M/APQ8064 lõi tứ tên mã Krait, 1,5 GHz.
    - Chip đồ họa Adreno 320.
    - Màu: Đen, trắng, đỏ.
    - Dung lượng pin: 2.370 mAh.

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 2

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 3
    Bộ phụ kiện đi kèm Xperia ZL bao gồm củ sạc, cáp microUSB và tai nghe.

    Nếu như bạn không thực sự cần thiết tính năng chống nước thì mức chênh lệch trên 2 triệu đồng cũng rất đáng để cân nhắc. Sau đây, Genk xin đánh giá chi tiết về chiếc điện thoại Sony Xperia ZL. 

    Thiết kế 

    Bạn sẽ không thể tìm thấy phong cách sang trọng của Xperia Z trên người anh em ZL. Bởi Sony xây dựng cho Xperia ZL một lớp vỏ nhựa chứ không phải kính chịu lực. Mặt sau của Xperia ZL là những đường vân theo dạng vát chéo nhau và không lưu lại dấu vân tay hay mồ hôi như trên mặt kính của Xperia Z. Thêm vào đó, các cạnh máy được vát cong ít nhưng vẫn giúp cầm ZL tương đối thoải mái trong lòng bàn tay.

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 4
    Mặt trước của Xperia ZL gây ấn tượng mạnh bởi phần diện tích ngoài màn hình rất nhỏ. 

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 5

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 6

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 7

    Xperia ZL vẫn có thiết kế vuông vắn như người tiền nhiệm. 4 cạnh máy được ốp những tấm nhựa có khả năng phản chiều ánh sáng nhẹ khá hay, nếu nhìn qua có thể bạn sẽ tưởng đó là các viền kim loại. 

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 8

    Bên cạnh đó, một điểm nhấn đặc biệt là camera trước của máy được đặt ở góc phải dưới màn hình cùng với một dải đèn LED thông báo trạng thái (cuộc gọi nhỡ, tin nhắn đến, sạc pin) rất đẹp mắt. 

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 9

    Camera trước được bố trí ở phía dưới nên người dùng nên dùng máy bằng tay trái khi cầm 1 tay. Đây là một điểm có phần bất tiện.

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 10

    Cạnh phải của máy được bố trí cả cụm phím chỉnh âm lượng, phím nguồn hình tròn đặc trưng của dòng Xperia 2013 và phím camera. Phím cứng camera là một bổ sung cần thiết của Xperia ZL so với Xperia Z, bạn có thể chụp ảnh nhanh bằng cách giữ phím camera ngay cả khi đang khóa màn hình.

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 11

    Camera sau của Xperia ZL được bố trí gọn gàng nhưng rất tinh tế. Tuy vậy, Sony làm chiếc camera này hơi lồi lên khiến viền camera có thể bị xước nếu người dùng vô tình đặt ZL trên các bề mặt lởm chởm. 

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 12

    Ở cuối phần đuôi máy có một nắp đậy khe microSIM và thẻ nhớ microSD. Ngoài ra, ở đó còn có thêm một phím “reset” nhanh để giúp bạn cứu máy trong trường hợp khẩn cấp nếu bị treo.

    Màn hình

    Tương tự như Xperia Z, Xperia ZL cũng được trang bị màn hình OptiContrast LCD 5 inch độ phân giải Full HD với mật độ điểm ảnh đạt 443 ppi. Bên cạnh đó, công nghệ Mobile Bravia Engine 2 sẽ giúp nâng cao khả năng bão hòa màu sắc, độ tương phản và chi tiết hình ảnh khi người dùng xem ảnh từ Gallery, xem video hoặc YouTube. Tuy nhiên, Xperia ZL có phần hơi bị ám vàng và yếu điểm góc nhìn hẹp trên Xperia Z vẫn chưa được khắc phục.

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 13

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 14

    Màn hình của Xperia ZL được đánh giá có khả năng hiển thị ngoài trời tốt với độ sáng cao. Song nếu xem ảnh, màu sắc sẽ có phần hơi sáng quá, người có màu da đen sẽ bị chuyển thành màu xám. Bên cạnh đó, cảm biến ánh sáng của ZL không cung cấp đủ ánh sáng hiển thị cho màn hình, khi kích hoạt tính năng này, màn hình thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu sáng.

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 15

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 16

    Camera

    Xperia ZL cũng được Sony trang bị camera sau với bộ cảm biến Exmor RS 13 MP. Chất lượng ảnh chụp của Xperia ZL nhìn tổng thể là khá tốt. Camera của ZL có khả năng lấy nét nhanh và chính xác. Tuy vậy khi crop 100%, ảnh không còn giữ được độ sắc nét như lúc đầu và xuất hiện nhiễu.

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 17

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 18

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 19

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 20

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 21
    Một số ảnh chụp từ camera sau của Xperia ZL.

    Trong khi đó, ảnh chụp đêm của ZL khá tệ, nhiễu xuất hiện nhiều hơn, số lượng chi tiết giảm sút nhanh chóng. Rất may là khả năng quay video của Xperia ZL lại tương đối tốt với số khung hình ổn định kể cả ở chế độ HDR.

    Video quay mẫu của ZL.

    Giao diện và phần mềm

    Sony Xperia ZL chạy hệ điều hành Android 4.1.2 Jelly Bean cùng giao diện tùy biến Socialife rất đẹp. Bắt đầu từ màn hình khóa, bạn chỉ cần trượt lên/xuống để mở khóa. Tiếp đó, menu ứng dụng cũng được thiết kế với tính thẩm mỹ cao và cho độ phản hồi nhanh. Thao tác trượt qua trượt lại trên màn hình Homescreen nhìn chung là mượt mà.

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 22

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 23

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 24

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 25
    Giao diện của Xperia ZL cung cấp số lượng widget khá đa dạng.

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 26
    Trình đơn thông báo của máy.

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 27
    Tùy chỉnh màn hình Homescreen dễ dàng.

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 28

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 29
    Trình đa nhiệm của ZL.

    Máy có thể chạy đa nhiệm nhưng chỉ hỗ trợ 1 ứng dụng duy nhất trên màn hình chính, trong khi các smartphone cao cấp của LG và Samsung hỗ trợ chạy được tối đa 2 ứng dụng. Bạn có thể bật nhanh “Small Apps” với các ứng dụng nhỏ như máy tính, tính giờ hay ghi chú và di chuyển các ứng dụng này ở mọi vị trí trên màn hình.

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 30

    Một tính năng khá quan trọng được Sony bổ sung cho Xperia ZL cũng như Xperia Z là Stamina mode. Tính năng này giúp bạn có thể tiết kiệm pin tới 400% ở chế độ chờ của máy. Bạn có thể tùy chỉnh để máy tự ngắt email hay mạng xã hội khi ZL ở chế độ chờ.

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 31

    Movies và Walkman là 2 ứng dụng đa phương tiện rất mạnh mẽ được cài đặt sẵn trên ZL. Trình nghe nhạc Walkman hỗ trợ rất nhiều tùy chỉnh để tăng chất lượng âm thanh. Ngoài ra, ứng dụng Album để xem ảnh của Xperia ZL cũng có thiết kế rất tuyệt. Khi bạn dùng 2 ngón tay để phóng lớn hoặc thu nhỏ, hiệu ứng thay đổi kích cỡ hiển thị cũng được làm công phu và đẹp mắt.

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 32

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 33

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 34

    Một tính năng đáng chú ý có trong ZL là hỗ trợ cổng hồng ngoại giống HTC One và Galaxy S4. Bạn có thể  dùng máy làm điều khiển từ xa cho các loại TV, đầu DVD, máy chiếu… thông qua ứng dụng có tên Remote Control. 

    Phần cứng và thời lượng pin

    Xperia ZL được trang bị vi xử lý lõi tứ Qualcomm Snapdragon S4 Pro tốc độ 1,5 GHz và 2 GB RAM. Mặc dù không sử dụng bộ xử lý mới và mạnh mẽ nhất như HTC One hay Samsung Galaxy S4 nhưng sự chênh lệch về độ mượt hay chạy game giữa Xperia ZL và các smartphone kia không lớn. Bởi căn bản con chip Snapdragon S4 Pro vốn đã quá mạnh rồi. Nếu bạn bắt gặp những khoảnh khắc hơi giật nhẹ trên Xperia ZL thì đó là do khả năng tối ưu hóa phần mềm của Sony.

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 35

    Bạn hoàn toàn có thể chạy “ngon lành” các game có đồ họa đẹp như Real Racing 3 hay Modern Combat 4: Zero Hour. Tuy vậy, cần lưu ý rằng một số game trên Google Play Store chưa hỗ trợ loại màn hình 1080p do đó khi chơi màn hình sẽ bị thu hẹp lại. Không gian hiển thị nhỏ hơn nên cảm giác chơi không thực sự thoải mái. Song đây là nhược điểm chung và các smartphone màn hình Full HD nào cũng phải chấp nhận điều này.

    Về mặt kết nối, Xperia ZL cũng sở hữu toàn bộ tuỳ chọn kết nối như của Xperia Z bao gồm LTE, NFC, DLNA và MHL cùng với các kết nối thông dụng khác như HSDPA, GPS, WiFi và Bluetooth.

    Đánh giá điện thoại Sony Xperia ZL.

    Xperia ZL sở hữu nguồn pin dung lượng 2.370 mAh không thể tháo rời. Trong thử nghiệm thời lượng pin của Xperia ZL, máy phát liên tục một đoạn video với độ sáng màn hình 50%, bật Wi-Fi nhưng không kết nối, Xperia ZL có thể chạy được 5 giờ 15 phút. Sử dụng với cường độ nặng bao gồm chụp 120 ảnh, quay 4 video HDR, gọi điện vài cuộc, và lên mạng xã hội thường xuyên thì Xperia ZL có thể chịu được trong khoảng 7 giờ đồng hồ.

    Nếu hoạt động ở cường độ trung bình, bạn có thể sử dụng Xperia ZL trong khoảng 1 ngày mới cần sạc lại pin. Tuy vậy, so với các đối thủ cao cấp đến từ Samsung thì các smartphone của Sony vẫn không được đánh giá cao về pin.

    Dung lượng lưu trữ, chất lượng cuộc gọi và âm thanh

    Sau khi cài đặt hệ điều hành, bạn còn khoảng 12 GB bộ nhớ trong để sử dụng tiếp. Tuy vậy cũng đừng quá lo lắng bởi máy hỗ trợ mở rộng dung lượng bằng thẻ nhớ microSD lên tới 64 GB.

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 36

    Sony mang đến một vài tùy chỉnh giúp chất lượng cuộc gọi trên Xperia ZL rất tốt. Âm thoại từ đầu dây bên kia luôn khá rõ và trong, ngoài ra, các mic lọc âm cũng hoạt động tốt nên tạp âm gần như bị loại bỏ hoàn toàn.

    Xperia ZL được tích hợp chip âm thanh Qualcomm DAC cho chất lượng không hề thua kém Wolfson DAC. Loa ngoài của máy phát âm thanh chất lượng tương đối tốt, êm nhưng không to.

    Kết luận

    Sony Xperia ZL mặc dù có giá thành thấp hơn Xperia Z nhưng chắc chắn sẽ không rẻ. Máy cũng sở hữu rất nhiều đặc điểm từ người anh em Xperia Z. Tuy không có thiết kế sang trọng bằng Z nhưng sử dụng thực tế, Xperia ZL cho cảm giác dùng thích hơn, cầm gọn và thoải mái trong lòng bàn tay.

    Sony Xperia ZL: Yếu thế khi cạnh tranh 37

    Giao diện và các phần mềm được Sony cài đặt trên Xperia Z nhìn chung là đủ dùng. Song bạn không thể sở hữu những tính năng thông minh giống như trên Samsung Galaxy S4 hay LG Optimus G Pro. Bên cạnh đó, camera cũng chưa hẳn là một điểm mạnh của ZL nếu phải so sánh cùng Lumia 920 hay Galaxy S4. Bù lại Xperia ZL có chất lượng âm thanh cũng như đàm thoại rất khá.

    Nếu yêu thích smartphone của Sony bạn cũng phải chấp nhận thêm một điểm yếu khác của máy là thời lượng pin không cao, đạt mức trung bình và đủ sử dụng trong 1 ngày với tần suất vừa phải.

    Do đó, thực sự mà nói nếu bạn yêu thích Android thì với tầm giá khoảng 14 triệu đồng của Xperia ZL, bạn nên cân nhắc lựa chọn HTC One (khoảng 15 triệu) hoặc cố một chút lên Samsung Galaxy S4 (khoảng 17 triệu đồng) để có được những trải nghiệm đáng giá hơn. Thực sự mà nói, tính cạnh tranh của Xperia ZL khó có thể bằng những smartphone cao cấp đến từ Samsung, LG và HTC.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ