Điện toán đám mây - Giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt

    A.D,  

    Có thể nói “điện toán đám mây” đã mang đến cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động hiệu quả, thông minh và tiết kiệm chi phí hơn. Vấn đề là bản lĩnh của doanh nghiệp có dám ứng dụng công nghệ mới vào quản lý điều hành sản xuất kinh doanh hay không mà thôi?

    Nắm chắc cơ hội kinh doanh

    Điện toán đám mây (Cloud computing) có thể hiểu một cách đơn giản là: các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ... sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần. Các doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm mà chỉ cần tập trung sản xuất bởi đã có đơn vị khác lo cơ sở hạ tầng công nghệ. Doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập đến bất kỳ tài nguyên nào tồn tại trong "đám mây (cloud)" tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu thông qua hệ thống Internet.

    Nếu chưa thử dùng dịch vụ “điện toán đám mây”, doanh nghiệp của đã bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh lớn trong tương lai.

    Bất cập vì thiếu “điện toán đám mây”

    Cách đây một vài năm, mỗi đợt đăng ký tín chỉ ở các trường đại học có thể gọi là “cơn ác mộng” cho các sinh viên Việt Nam. Hệ thống mạng của các những ngày đó thường xuyên bị quá tải do lượng truy cập tăng cao đột biến đến mức không thể đáp ứng. Nhưng nhà trường cũng không thể đầu tư một hệ thống máy chủ khổng lồ với kinh phí nhiều tỷ đồng chỉ để đáp ứng cho những sự kiện diễn ra vài lần trong năm, và sinh viên, giáo viên quản lí… đành chấp nhận “chiến đấu” với bất cập “không hề nhỏ” này.

    Câu chuyện tương tự cũng xảy ra với các startup. Một ý tưởng mới mẻ về dịch vụ web nảy ra, nhưng để đưa nó đến với những người dùng của mình, các nhà sáng lập luôn phải đau đầu với vấn đề chi phí vận hành hệ thống. Trong khi lượng người dùng tăng trưởng chưa ổn định, việc đầu tư thêm hạ tầng phần cứng luôn là rủi ro thường trực về chi phí cho startup, nhưng nếu không đầu tư nâng cấp, liệu trải nghiệm của dịch vụ có đủ giữ chân người dùng và đưa họ quay trở lại?

    Đó cũng là vấn đề mà Netflix từng gặp phải khi họ tập trung vào mảng phân phối video theo yêu cầu trên Internet. Lượng người dùng đăng ký tăng đột biến đến 52%, lượng video người dùng xem tăng 145% so với cùng kỳ năm trước. Con số tăng trưởng vượt xa mọi dự đoán của Netflix khiến cho đội ngũ IT cũng như cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của họ không thể xoay xở kịp. Và đó là thời điểm hãng này quyết định chuyển toàn bộ các trung tâm dữ liệu của mình sang dịch vụ đám mây AWS.

    Bởi vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên di chuyển lên đám mây để giải quyết được bài toán chi phí đầu tư ban đầu cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của mình. Đồng thời nên “trút” toàn bộ gánh nặng về phần cứng và cơ sở hạ tầng cho các nhà cung cấp dịch vụ, vừa để giảm tải công việc cho những lập trình viên của mình, vừa để tập trung hơn cho việc hoàn thành các dự án hay những ý tưởng mới mẻ khác của công ty.

    Tối ưu “điện toán đám mây” với doanh nghiệp Việt

    Ở Việt Nam, khi nhu cầu điện toán đám mây của các doanh nghiệp trong nước đang trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết, các nhà cung cấp dịch vụ lớn của thế giới đã nhanh chóng đổ bộ. Tuy nhiên, với hạ tầng Internet Việt Nam, sử dụng các trung tâm dữ liệu đặt tại nước ngoài đi kèm với những rủi ro khác về hạ tầng mạng như: kết nối chậm, mất kết nối, chậm tốc độ truyền tải dữ liệu hay ứng dụng.

    Do vậy, một giải pháp thích hợp hơn là tìm đến các nhà cung cấp dịch vụ với hạ tầng trung tâm dữ liệu đặt trong nước với đường truyền ổn định hơn, hoạt động hỗ trợ linh hoạt hơn, phù hợp với văn hóa kinh doanh. Đó là lí do mà các dịch vụ trực tuyến lớn trong nước như trang tin tài chính CafeF.vn hay như nhà cung cấp game trực tuyến SohaGame đã tìm đến dịch vụ của nhà cung cấp đám mây VCCloud. Nền tảng hạ tầng của VCCloud đã thành công trong việc đảm bảo sự hoạt động ổn định trơn tru rất nhiều công ty. Với các trung tâm dữ liệu đặt tại cả thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cùng đội ngũ giàu kinh nghiệm, đơn vị này cam kết đảm bảo thời gian uptime 99,99% với chi phí ban đầu chỉ bằng 1/10 hoặc thậm chí 1/100 so với việc đầu tư một hệ thống hạ tầng khổng lồ phức tạp.

    Với VCCloud, chỉ mất 45 giây để khởi tảo một máy chủ áo mới và cũng chỉ thêm 60 giây nữa nếu muốn thay đổi cấu hình CPU/RAM.

    Bên cạnh đó, với hơn 1.200 máy chủ vật lý cùng băng thông mạng lưới đến 32 Gbps và có thể mở rộng theo nhu cầu, hạ tầng mạng của VCCloud sẽ giúp website của doanh nghiệp chống đỡ tốt hơn với các cuộc tấn công DDoS. Không những vậy, VCCloud còn có một bộ phận chuyên trách về an toàn và bảo mật giúp mang lại môi trường làm việc an toàn nhất cho các khách hàng.

    Ở Việt Nam, VCCloud là đơn vị tiên phong trong việc triển khai thành công hệ thống public cloud OpenStack

    Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY

    Tags:
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ