Điện toán đám mây mở ra rất nhiều giải pháp render cho các họa sĩ 3d, và chúng sẽ đang dần trở nên rất phổ biến

    Quang Vũ,  

    Không có giải pháp chung để render cho toàn bộ các phần mềm thiết kế đồ họa (Graphic Design) vốn quá rộng lớn và nhiều tính ứng dụng. Từ lâu nay, đồ họa đã len lỏi vào hầu hết các ngõ ngách trong cuộc sống của chúng ta, từ công nghệ thông tin, giải trí, điện ảnh, đến giáo dục, y tế, quốc phòng…

    Đi cùng với sự phổ biến đó, là hàng trăm nghìn phần mềm thiết kế đồ họa, những renderer, plugin cũng như thư viện assets khổng lồ đi kèm, từ phổ thông đến chuyên sâu. Con số này ngày càng lớn dần theo thời gian cùng với sự phát triển và ra đời liên tục của những phần mềm mới. Không có họa sĩ nào có thể tự tin thiết kế trên mọi phần mềm thiết kế đồ họa. Ngày nay, 1 họa sĩ chỉ nỗ lực để trở nên chuyên sâu với 1 nhóm công cụ thiết kế nhất định, phục vụ tốt cho công việc của mình.

    Bài toán lớn – tối ưu

    Tại Việt Nam, những phần mềm thiết kế đồ họa được sử dụng phổ biến nhất được cung cấp bởi các nhà cung cấp lâu năm như Autodesk (Autocad, 3ds Max, Maya, Revit,..), Adobe (Photoshop, Illustrator, After Effects,..), mới đây có thêm Blender – một phần mềm thiết kế trọn gói mạnh mẽ với mã nguồn mở (không phải mua licence key). Các họa sĩ hiện đại ngày nay có xu hướng sử dụng kết hợp (mix) các phần mềm truyền thống này với nhau, và tối ưu luồng công việc (workflow) của mình bằng những renderer hoặc plugin phù hợp và ít tốn kém tài nguyên.

    Điện toán đám mây mở ra rất nhiều giải pháp render cho các họa sĩ 3d, và chúng sẽ đang dần trở nên rất phổ biến - Ảnh 1.

    Có thể lấy ví dụ như đối với các kiến trúc sư, "combo thần thánh" Cad – Max – Shop (Autodesk Autocad, Autodesk 3ds Max, Adobe Photoshop – cả 3 phần mềm đều tốn khá nhiều tài nguyên máy móc) đã dần trở nên lạc hậu. Ngày nay, các kiến trúc sư có thể lựa chọn việc dựng hình bằng Autodesk Sketchup, sau đó hậu kỳ bằng Lumion hoặc Enscape – những phần mềm diễn họa được cung cấp bởi các nhà phát triển độc lập, nhờ đó quá trình render cuối cùng sẽ không còn quá nặng nề, và bỏ qua luôn được khâu hậu kỳ bằng Photoshop. Tất nhiên tùy mỗi công việc và thói quen sử dụng, mỗi họa sĩ sẽ tìm cho mình một combo thích hợp, chúng ta sẽ bàn chủ đề đó vào 1 dịp khác.

    Tối ưu là một bài toán rất quan trọng của các họa sĩ, nguyên nhân một phần tất nhiên bắt nguồn từ chi phí, bởi nhóm phần mềm truyền thống có chi phí bản quyền khá cao (đó là lý do mà Blender miễn phí cho người dùng đang dần chiếm ưu thế trong lĩnh vực đồ họa những năm gần đây). Tuy nhiên, ngày càng có nhiều phần mềm gọn nhẹ, chi phí thấp vẫn hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của cơ bản của 1 họa sĩ như Lumion, Enscape,..

    Ngoài ra, trải nghiệm thị giác của người xem cuối – khách hàng – thường không quá cầu kỳ để một họa sĩ phải sử dụng tới những hiệu ứng đồ họa quá cao cấp trong quá trình sản xuất.

    Một nguyên nhân lớn hơn của nhu cầu tối ưu phải kể đến, đó là khả năng đáp ứng của các tài nguyên máy móc. Không phải máy tính cá nhân nào cũng có thể dựng hình trong 3ds max, render với Vray, cùng lúc đó lại phải hậu kỳ bằng Photoshop cho kịp deadline. Thậm chí đối với 1 phần mềm gọn nhẹ như Lumion, cấu hình tối thiểu phải sử dụng đã cần đến VGA GTX 1050 hoặc Quadro P600. Các giải pháp phần cứng như thế lại không hoàn toàn phù hợp với các phần mềm thiết kế khác, đó cũng là vấn đề luôn gây ra băn khoăn mỗi khi một họa sĩ quyết định xuống tiền.

    Điện toán đám mây là một câu trả lời sáng sủa cho dân đồ họa

     "Trong hoạt động của các studio thiết kế nói chung, một thực tế cho thấy, năng lực của máy móc luôn là nút nghẽn cổ chai khá phiền toái trong tiến độ công việc, rất đáng buồn việc này lại dẫn đến giới hạn năng lực sáng tạo của họa sĩ thiết kế." - Ông Nguyễn Thành Trung - CTHĐQT iRender Vietnam.

    Điện toán đám mây mở ra rất nhiều giải pháp render cho các họa sĩ 3d, và chúng sẽ đang dần trở nên rất phổ biến - Ảnh 2.

    Các khái niệm "Dịch vụ phần mềm" – SaaS (Software as a Service), hay "Dịch vụ phần cứng" – IaaS (Infrastructure as a Services) đã bắt đầu trở nên phổ biến cho mọi giải pháp công nghệ, bao gồm cả lĩnh vực đồ họa.

    Sử dụng các dịch vụ của bên thứ 3 – nói theo lối dân dã là "bán việc đấy cho bọn chuyên nghiệp" - đang là một xu hướng trong quản trị doanh nghiệp để hạn chế sự cồng kềnh của bộ máy vận hành. Ý tưởng ở đây là "để dành việc phù hợp nhất cho những người giỏi nhất".

    Trong hoạt động của các studio thiết kế nói chung, một thực tế cho thấy, năng lực của máy móc luôn là nút nghẽn cổ chai khá phiền toái trong tiến độ công việc, rất đáng buồn việc này lại dẫn đến giới hạn năng lực sáng tạo của họa sĩ thiết kế. Quay lại ý tưởng "bán việc đấy cho bọn chuyên nghiệp", trong thời đại 4.0 này, SaaS và IaaS đã trở thành giải pháp đắt giá cho nút thắt kỹ thuật đồ họa mang tên "Render".

    1. Giải pháp SaaS: Cloud Rendering dựa trên nền tảng Render Farm

    Đa số các dự án đồ họa quy mô lớn – những bộ phim bom tấn, giải trí, animation, kỹ xảo, CGI,… đều được kết xuất (render) thông qua những Render Farm – hệ thống server CPU/GPU cấu hình mạnh mẽ, được huy động tài nguyên để render cùng lúc cả nghìn frame hình ảnh. Các studio điện ảnh lớn trên thế giới thường tự xây dựng hệ thống Render Farm riêng để phục vụ công việc của mình.

    Render Farm cũng đã tiến hóa trở thành dịch vụ dễ dàng tiếp cận với chi phí hợp lý hơn rất nhiều so với việc tự đầu tư dàn máy tính mạnh. Người dùng tương tác qua ứng dụng trên máy tính (Desktop App) hoặc ứng dụng trên web (Web App), tải dự án lên hệ thống và tiến hành render – giải pháp SaaS này gọi là Cloud Rendering. Quá trình Cloud Rendering được thực hiện tự động và chỉ tính phí dựa trên thời gian render, không phát sinh chi phí ẩn, đây là hình thức Pay-per-Use phổ biến của các dịch vụ đám mây.

    Nhược điểm của Cloud Rendering là quá trình render sẽ phải phụ thuộc vào việc phân phối các dự án trên Render Farm thông qua Farm Manager – công cụ quản lý farm của nhà cung cấp, đôi khi việc xếp hàng chờ (queue) cùng vô số khách hàng khác trên thế giới có thể khiến họa sĩ khó kiểm soát thời gian hoàn thành việc render dự án của mình.

    Chúng tôi gợi ý rằng các họa sĩ có thể tải trước thư viện dữ liệu (assets...) của mình lên hệ thống của nhà cung cấp trong lúc rảnh rỗi, cũng như có thể chọn render nhiều cảnh (scene) cùng lúc để tận dụng hiệu suất của Render Farm và tăng tốc quá trình render.

    Hiện tại, render CPU sẽ tận dụng tốt hiệu suất trên dịch vụ Cloud Rendering hơn, việc các Render Farm hỗ trợ tốt cho render GPU có lẽ cũng sẽ diễn ra trong tương lai gần.

    2. Giải pháp IaaS: Thuê server GPU thông qua dịch vụ GPUHub

    Tên gọi dịch vụ "cho thuê" dễ khiến chúng ta liên tưởng đến những dịch vụ Render thuê khá nguyên thủy của dân đồ họa, mô tả giao dịch giữa 1 họa sĩ với… 1 họa sĩ khác, điều kiện là người còn lại… rảnh và có máy tính cấu hình mạnh.

    GPUHub là dịch vụ thuê server GPU thông qua công nghệ Remote Control (điều khiển server từ xa). Các họa sĩ tùy chọn 1 cấu hình server phù hợp với nhu cầu thiết kế và yêu cầu của phần mềm đồ họa, sau đó toàn quyền điều khiển server đó từ xa thông qua chính chiếc máy tính cá nhân của mình. Ví dụ 1 nhóm thiết kế Game (Game Design) đã thuê 5 dàn server GPU GTX 1080Ti - 11GB vRAM để phục vụ cho việc render 15 phút video giới thiệu Game (Game Trailer), với phần mềm được sử dụng là Cinema 4D và Autodesk 3ds Max cùng renderer Vray.

    Khác với Cloud Rendering, GPUHub là dịch vụ IaaS giúp cho người dùng toàn quyền kiểm soát hiệu suất máy tính mà họ thuê, không phải xếp hàng chờ (queue). Tuy vậy, chi phí người dùng phải trả vẫn được hệ thống tính toán tự động để đảm bảo chính xác hình thức Pay-per-Use.

    Ưu thế lớn mà GPUHub mang lại rất rõ rệt là việc "may đo" được nhiều nhu cầu khác nhau, giúp cho các họa sĩ có thể thoải mái sử dụng các phần mềm thiết kế khác nhau một cách linh hoạt mà không phải đau đầu cân nhắc việc phải đầu tư cấu hình đắt đỏ. Dịch vụ này hiện nay cũng dễ tiếp cận đối với bất cứ khách hàng cá nhân hay studio chuyên nghiệp nào.

    Để edit video với các phần mềm Adobe Premiere, After Effects hoặc Camtasia,.., bạn có thể thuê 1 CPU Dual Xeon E5-2670 v2 @ 2.55 GHZ (20 cores) kết hợp 1 GPU GTX 1050, 2GB vRAM. Để render các thiết kế trên 3ds Max hay Blender, bạn có thể lựa chọn 2 GPU GTX 1080Ti, 11GB vRAM,…

    Điện toán đám mây mở ra rất nhiều giải pháp render cho các họa sĩ 3d, và chúng sẽ đang dần trở nên rất phổ biến - Ảnh 3.

    iRender là doanh nghiệp Việt Nam cung cấp nhóm giải pháp render trong lĩnh vực đồ họa

    3. Các đơn vị cung cấp

    Có khá nhiều Render Farm trên thế giới để các họa sĩ lựa chọn, ví dụ Foxrenderfarm (Trung Quốc), RebusFarm (Mỹ), hay Garage Farm (Hàn Quốc),..

    Tin vui là Việt Nam cũng có 1 đại diện xuất sắc trong việc cung cấp các giải pháp render cho thị trường trong nước và quốc tế, có thể nói rằng iRender Việt Nam là đơn vị duy nhất tại Việt Nam hỗ trợ cả 2 mô hình dịch vụ SaaS và IaaS trong lĩnh vực đồ họa.

    Và không phải quá bận tâm đến chi phí, chỉ từ 18.000 đồng cho 1 giờ sử dụng GPUHub, họa sĩ 3D Việt Nam đã có 1 giải pháp công nghệ mạnh mẽ với chi phí chưa đầy 1 cốc cà phê.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ