Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nhịn đại tiện trong vòng 47 ngày?

    TNS,  

    Không gì thoải mái bằng việc khoan khoái kịp thời....

    Đây là câu hỏi mà một thanh niên tại Anh cần đặt ra, sau khi anh đã nhịn đi đại tiện để xóa dấu vết sử dụng ma túy.

    Các cảnh sát viên đã chứng kiến đối tượng 24 tuổi này nuốt chửng ma túy vào bụng. Sự việc diễn ra vào ngày 17 tháng 1 vừa qua. Các công tố viên cho biết hắn nhịn ăn để không phải đi đại tiện, nhằm che giấu việc mình đã dùng ma túy. Và đã 43 ngày trôi qua mà thanh niên này vẫn chưa đi đại tiện.

    Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nhịn đi đại tiện? Ian Lustbader, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa thuộc Đại học Langone Health trả lời khá đơn giản: “Chim phải bay, cá phải bơi và đại tràng cần phải đào thải phân.”

    Theo bác sĩ Lustbader, những trường hợp cố tình nhịn đi đại tiện trong thời gian dài là rất hiếm. Thường thì người ta không đi đại tiện trong thời gian dài là vì 2 lí do: táo bón mạn tính, hoặc là các bệnh lý liên quan đến nhu động ruột, mặc dù bệnh nhân thực sự rất muốn đi vệ sinh. Nhu động ruột là chức năng của đường tiêu hóa nhằm mục đích vận chuyển thức ăn, phân trong suốt hệ thống tiêu hóa. Nếu chúng ta vẫn ăn uống bình thường mà không đi đại tiện thì đại tràng sẽ có nguy cơ phình giãn và tổn thương rất nghiêm trọng. Phân sẽ trở nên đông cứng và vón cục lại, khiến đoạn ruột có nguy cơ bị vỡ. Giãn đại tràng, trong nhiều trường hợp, có thể phì đại lên và choãn chỗ tới tận lồng ngực.

    Kỷ lục có thể kể đến là trường hợp một cậu bé 13 tuổi mắc phải hội chứng rối loạn chức năng đại tràng. Cậu đã phải chịu tình trạng không thể đi đại tiện trong suốt 1 năm. Hội chứng này thường gặp ở trẻ em, bệnh nhân thường sợ đi đại tiện vì đau. Họ sẽ siết chặt cơ vòng hậu môn và mông lại khi cảm thấy buồn đi vệ sinh. Lượng nhỏ phân lỏng rỉ rả mất đi làm phân càng ngày càng rắn lại và tích tụ lớn dần, bệnh nhân càng trở nên đau đớn hơn. Đối với trẻ nhỏ, các bé có thể không đi đại tiện trong nhiều tuần hay nhiều tháng, kèm theo các triệu chứng như đau, khó chịu mệt mỏi, ăn không ngon. Thuốc nhuận tràng và thuốc làm mềm phân là những phương án thường được sử dụng để điều trị hội chứng này.

    Trong trường hợp của thanh niên 24 tuổi người Anh, nhịn ăn cũng là một biện pháp tạm thời, nhưng lại có khả năng dẫn đến các vấn đề về suy dinh dưỡng. Điều này cũng xảy ra với các bệnh nhân bị khó nuốt do các bệnh lý thần kinh, khi họ phải được nuôi dưỡng theo đường tĩnh mạch, một phương pháp rất khó để duy trì lâu dài.

    Bác sĩ Lustbader cho biết, nếu cậu thanh niên này thực sự đã nuốt gọn toàn bộ chỗ ma túy đó, bột ma túy sẽ xâm nhập vào tất cả các hệ thống trong cơ thể của cậu ta, gây tình trạng ngộ độc ma túy do quá liều. Nhưng nếu lượng ma túy ít, thì biện pháp nhịn ăn nhịn đi đại tiện sẽ giúp cậu ta che giấu lượng ma túy trong người, trừ khi chính quyền yêu cầu kiểm tra nước tiểu của cậu ta.

    Ngoài ra, ông Lustbader cũng cho biết, nhịn đại tiện còn phá vỡ cơ chế điều hòa ngược khiến nhu động ruột không còn linh hoạt và trơn tru nữa. Nếu cứ tiếp tục nhịn đại tiện, cơ thể sẽ cần thuốc nhuận tràng để kích thích đại tràng hoạt động trở lại.

    Theo ông, kể cả khi đối tượng cố tình nhịn ăn thì trong đại tràng vẫn sẽ sinh ra lượng nhỏ chất thải. Hơn nữa niêm mạc ruột sẽ tiết nhầy và chất lỏng khi tiếp xúc với ma túy, nên sẽ không có chuyện ruột trống rỗng khi cậu thanh niên nhịn ăn.

    Tham khảo: Livesciene

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ