Nghe giải thích theo góc nhìn khoa học về ma cà rồng, chúng có cần đại tiểu tiện giống chúng ta không?

    May,  

    Người dùng Yahoo! Answers có tên Lord Bearclaw of Gryphon Woods đã có câu trả lời rất tận tình cho thắc mắc trên dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm mà ông đã được học.

    Bất cứ ai cũng cần phải đi tắm, đi vệ sinh nhưng điều này lại thường bị các phương tiện truyền thông chính thống cố tình lờ đi - trừ khi đó là trong một bộ phim hài hước hay phim kinh dị. Nói thì hơi thô thiển một chút nhưng bất cứ sinh vật sống nào trên hành tinh này cũng cần phải "giải quyết nỗi buồn" một đến hai lần mỗi ngày (thậm chí có thể nhiều hơn nếu gặp phải trường hợp đặc biệt). Nhưng liệu các sinh vật thuộc giới siêu nhiên, cụ thể là ma cà rồng chẳng hạn thì có cần đại tiện, tiểu tiện giống như chúng ta hay không?

    Phó tổng biên tập của tạp chí The Verge đã tìm được câu trả lời thú vị cho thắc mắc này ở trên Yahoo! Answers bởi người dùng có tên Lord Bearclaw of Gryphon Woods như sau:

    Ma cà rồng được định nghĩa như một loài có hình dạng giống người, chúng phải hút máu tươi hoặc năng lượng để có thể duy trì sự sống. Tuy nhiên, theo giải thích khoa học về hệ thống tiêu hóa của con người và tỷ lệ tăng trưởng ma cà rồng (nếu có thật) thì sinh vật này không hề tồn tại. Hãy cùng xem xét các luận chứng dưới đây.

    Cơ thể con người bình thường không được thiết kế để có thể biến đổi máu thành chất dinh dưỡng. Lượng protenin, carbohydrates và chất béo có trong máu cũng không đủ để duy trì sự sống cho sinh vật giống như Homo Sapiens (người hiện đại - chính là chúng ta) hay các phân nhánh khác của loài người.

    Khi con người tiêu thụ thực phẩm thì giai đoạn đầu tiên của quá trình tiêu hóa đó là nhai, lúc đó thức ăn sẽ vỡ ra thành từng miếng nhỏ hơn để ta dễ nuốt. Quá trình này xảy ra khá nhanh. Tiếp theo, thức ăn sẽ được chuyển xuống dạ dày. Những thực phẩm thông thường sẽ ở trong dạ dày khoảng 4 tiếng đồng hồ. Ở giai đoạn này, dịch tiêu hóa sẽ hòa trộn với thức ăn và chuyển hóa chúng thành dịch sữa. Sau đó, nó đi qua môn vị (van giữa dạ dày và ruột) để vào tá tràng. Phần đầu tiên của ruột non sẽ tiết ra chất dịch từ gan và tuyến tụy để tiếp tục phân hủy thức ăn thành cấp độ phân tử (chủ yếu là phân hủy chất béo). Các chất dinh dưỡng đã được nghiền nhỏ sẽ đi qua thành ruột và vào trong máu - sau đó chúng được vận chuyển đến các tế bào hoặc được lưu trữ để sử dụng sau đó.

    Một lượng lớn các chất khó tiêu còn lại sẽ được chuyển xuống ruột và chuyển sang màu sẫm. Tại ruột già, khối chất này sẽ hấp thụ nước tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể và cũng vì thế mà một người có thể "đi ngoài" ra phân rắn hay mềm. Nước cũng đi vào máu giúp duy trì huyết áp trong cơ thể. Với những người khỏe mạnh thì huyết áp sẽ cân bằng vì dòng máu đi qua quai Henle - nơi mà mạch máu chật hẹp đẩy lượng nước dư thừa và các tế bào chất thải như u-rê đi qua màng tế bào để vào thận. Tại đây, nước thải sẽ được bài tiết qua niệu quản vào bàng quang và sau đó ra khỏi cơ thể qua đường bài tiết.

    Con người không thể tự biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và do vậy cũng không thể tự biến đổi máu thành chất dinh dưỡng. Máu được nuốt vào bụng không thể truyền trực tiếp vào tĩnh mạch bằng bất cứ cách nào mà phải nhờ đến hệ tiêu hóa để bẻ gãy các liên kết hóa học có trong máu.

    Theo lý thuyết, nếu ma cà rồng có thật và chúng cần phải uống máu tươi ít nhất một lần trong ngày thì quá trình tiêu hóa này không thể diễn ra ở bụng bởi kích thước dạ dày quá nhỏ (cỡ bằng nắm tay ở điều kiện bình thường) để có thể chứa hết lượng máu đó. Hơn nữa, một khối lượng quá lớn chất lỏng như vậy đổ ồ ạt vào ruột non có thể gây tắc ruột và chất sắt có trong máu sẽ thể gây nên cảm giác buồn nôn, tổn thương gan, tích tụ nước trong phổi... nên nếu ma cà rồng có thật thì khi uống máu, chúng sẽ phải dần dần trục xuất các chất thải này dưới dạng màu đen, giống như phân bởi vì máu chỉ là một "món quà" của căn bệnh xuất huyết dạ dày ruột trên.

    Điều cuối cùng, bất cứ ai nói với bạn rằng ma cà rồng là có thực thì đừng có tin bởi có thể họ bị lẫn lộn giữa thực tế và ảo tưởng hoặc họ bị loạn thần do đọc quá nhiều tiểu thuyết, cũng có những người do bản thân mắc một chứng bệnh lạ (mệt mỏi, đau đầu) và họ tin rằng cách duy nhất để điều trị chứng bệnh này là uống máu người. Cần biết rằng: Uống máu là một hành vi của sự lựa chọn chứ không phải là điều cần thiết xét về mặt sinh lý. Tôi là một y tá, tôi được học chuyên ngành, được trải nghiệm thực tế. Câu trả lời của tôi hoàn toàn dựa trên thực tế và những gì mà tôi học được.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày