Điều khiển động vật thí nghiệm theo ý muốn chỉ bằng sóng radio cùng ánh sáng nay đã trở thành hiện thực

    NPQM,  

    Một bước tiến khoa học đáng chú ý, mở ra thêm nhiều lĩnh vực liên quan đến khía cạnh nghiên cứu thần kinh và não bộ.

    Con chuột này chưa bao giờ thực sự muốn chạy theo hình vòng tròn cả. Đơn giản, não của nó chỉ đang bị điều khiển và can thiệp từ một nơi khác. Khi ấy, mọi thức nó nhận thức được chỉ là làm theo mệnh lệnh hiện lên trong đầu. Đây là một phát kiến mới của các nhà khoa học khi áp dụng sóng radio không dây để kích hoạt ánh sáng được cấy vào bên trong vỏ não của cá thể chuột này, kích thích các tế bào thần kinh thụ cảm ánh sáng và kiểm soát cách di chuyển của nó.

    Đây là nghiên cứu được phát triển bởi IEEE Spectrum. Ada Poon, giáo sư công nghệ điện từ tại Đại học Stanford đã trực tiếp theo dõi kết quả của quá trình này, liên quan đến những biện pháp kiểm soát động vật thí nghiệm. Trước đó cũng có nhiều công trình tương tự, nhưng khi ấy họ đã phải dùng một hệ thống pin tích hợp đính kèm hỗ trợ nữa, khiến cho nhiều tác vụ bị giới hạn nhất định, không đạt được hiệu quả cao như mong muốn và mục đích ban đầu.

    Trước khi thực sự điều khiển con chuột chạy chính xác thành vòng tròn theo ý mình, trước tiên nhóm nghiên cứu phải đảm bảo tế bào thần kinh của chuột phản ứng lại với ánh sáng. Poom phát biểu:

    "Chúng tôi nhân ra cơ chế này ở một loại tảo đơn bào có hành vi bơi đến nguồn sáng nhờ vào tính chất của một loại protein ở màng tế bào của nó. Protein phản ứng với ánh sáng bằng cách mở một kênh ion ở màng tế bào, thay đổi tính điện phân và kích thích hoạt động của râu bơi. Năm 2005, một nhóm các nhà khoa học đã lấy được mã gen gốc của protein đó và cấy vào DNA của tế bào thần kinh chuột."

    Kiểm soát chuột thí nghiệm

    Sau khi áp dụng, tế bào não bộ của chuột sẽ nhạy cảm với ánh sáng hơn bình thường, gửi về một tín hiệu khác cho cơ quan xử lý thông tin, và ở trường hợp này mệnh lệnh là đi thành vòng tròn. Các nhà khoa học còn lắp một máy phát sóng radio thử nghiệm đặc biệt được tinh chỉnh ở chuồng của nó. Mỗi lần bước vào lồng, tín hiệu cộng hưởng tự động phát ra và kích thích não bộ, khiến nó lặp lại hành động bị kiểm soát như trên.

    Tham khảo: Popsci

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ