Các siêu vi khuẩn trỗi dậy sẽ gây ra hàng chục triệu cái chết vào năm 2050.
Bản thân ung thư đã là căn bệnh nan y khó điều trị. Nhưng cộng thêm diễn biến phức tạp của tình trạng vi khuẩn kháng thuốc hiện nay, cơ hội của những bệnh nhân ung thư còn trở nên mong manh hơn nữa. Họ sẽ là một trong những đối tượng có tính mạng "mỏng manh" nhất, trong số 10 triệu ca tử vong vì kháng kháng sinh được dự báo vào năm 2050.
Những nhận định được đưa ra bởi Giáo sư Dame Sally Davies, một trong 4 cố vấn y tế cấp cao nhất của chính phủ Anh. Trước đây, bà từng ví mối đe dọa từ vi khuẩn kháng thuốc nghiêm trọng tương đương vấn đề khủng bố. Nhưng tới giờ, Davies đã phải nâng mức cảnh báo về kháng kháng sinh ngang hàng với biến đổi khí hậu. Nghĩa là những gì nó gây ra có thể ở mức “thảm họa”.
Vi khuẩn kháng kháng sinh sẽ khiến bệnh ung thư càng khó điều trị
Trong một buổi phỏng vấn mới đây với The Mirror, Davies nhận định diễn biến xấu đi của kháng kháng sinh sẽ sớm gây ra những rủi ro cho bệnh nhân điều trị ung thư. Hóa trị mất tác dụng sẽ khiến họ trở thành một trong những đối tượng đầu tiên phải đương đầu với “thảm họa”.
Tuyên bố của Davies được đưa ra chỉ 1 tuần, sau khi các chuyên gia y tế Hoa Kỳ báo cáo một trường hợp siêu vi khuẩn kháng thuốc khiến một người phụ nữ ở Nevada tử vong. Các bác sĩ đã cố gắng hết sức để chữa trị, nhưng chủng vi khuẩn đã kháng với 26 loại thuốc kháng sinh mà bệnh viện có.
Tiến sĩ Alexander Kallen đến từ Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ngậm ngùi thừa nhận: Vi khuẩn đã chiến thắng được tất cả những gì mà nước Mỹ có, chẳng phương pháp chữa bệnh nào được thử nghiệm đã mang đến hiệu quả.
Theo dõi trường hợp này từ nước Anh, giáo sư Davies nhận định: “Cái chết bi thảm này không phải là một trường hợp duy nhất. Nếu chúng ta không đẩy mạnh hơn nỗ lực giải quyết vấn đề vi khuẩn kháng thuốc, sẽ còn nhiều trường hợp tương tự hơn nữa”.
“Hãy tưởng tượng đến một tương lai, khi mà ung thư không thể được chữa trị nữa bởi hóa trị đã bị vô hiệu”, bà cho biết thêm. “Và lựa chọn sinh mổ của phụ nữ sẽ trở nên rất nguy hiểm từ nguy cơ nhiễm trùng cao”.
Trong nhiều thập kỷ, kháng sinh đã bị làm dụng quá nhiều bởi các bác sĩ, nhân viên y tế và cả bệnh nhân. Những sai lầm đã khiến cho vi khuẩn kháng kháng sinh tiến hóa một cách nhanh chóng.
Penicilin, loại kháng sinh đầu tiên của loài người giờ đã không còn hiệu lực trong điều trị viêm họng, nhiễm trùng da và nghiêm trọng hơn là viêm phổi. Nếu không có một đột phá y học trong thời gian tới, các siêu vi khuẩn trỗi dậy sẽ gây ra hàng chục triệu cái chết vào năm 2050.
Giáo sư Dame Sally Davies, một trong 4 cố vấn y tế cấp cao nhất của chính phủ Anh, đưa ra cảnh báo
Nhìn lại quá khứ thì trong suốt 30 năm qua, dường như chỉ có một đến hai loại kháng sinh mới được phát triển. Trong khi đó, các chủng vi khuẩn mới được sinh ra chỉ sau mỗi 20 phút.
Bởi vậy, Giáo sư Davies cho biết cách tốt nhất để ngăn chặn sự trỗi dậy của các siêu vi khuẩn bây giờ là truyền thông và giáo dục cộng đồng. Các chính phủ phải có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn cho người dân thực hiện trách nhiệm của họ, ngăn chặn các siêu vi khuẩn phát triển và lây lan.
Trong đó, các bác sĩ và nhân viên y tế không được kê đơn lạm dụng kháng sinh, và mọi bệnh viện phải có chương trình quản lý kháng sinh riêng của mình. Về phía người dân, có những điều rất đơn giản họ có thể thực hiện như: không sử dụng kháng sinh khi bị cảm cúm, rửa tay với xà phòng thông thường…
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4