Có nhiều lý do khiến khách không nhận hàng đã đặt qua mạng, trong đó có những lý do 'khó đỡ' mà người bán hàng online và shipper chẳng thể ngờ tới.
- Dune 2 tung trailer đầu tiên: Paul Atreides cưỡi giun cát khổng lồ cực hoành tráng, sẵn sàng phục thù cho gia tộc
- Nín thở với hành trình chế tạo bom nguyên tử trong trailer Oppenheimer, bom tấn tiếp theo của đạo diễn Christopher Nolan
- Giải mã đoạn post-credit của Guardians of the Galaxy 3: Đội Vệ binh mới lộ diện với thành viên mạnh nhất nhì vũ trụ Marvel
- Suýt chút nữa Henry Cavill đã bị sa thải khỏi The Witcher mùa 2 vì không tôn trọng khả năng phóng tác của đội ngũ sản xuất
Có nhiều lý do khiến khách không nhận hàng đã đặt qua mạng, trong đó có những lý do "khó đỡ" mà người bán hàng online và shipper chẳng thể ngờ tới.
Mua bán hàng online đang là phương thức phổ biến được nhiều người ưa chuộng trong thời buổi ngày nay. Hình thức mua bán này mang lại lợi ích cho cả người mua lẫn người bán nhờ sự nhanh chóng và tiện lợi.
Tuy nhiên, cách thức shopping này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả 2 bên. Nếu như khách hàng có thể mua phải những sản phẩm kém chất lượng, thì người bán cũng dễ dàng lâm vào cảnh ''dở khóc dở cười'' mà tiêu biểu nhất hiện nay chính là tình trạng ''boom hàng''.
Hiện nay, chỉ bằng vài nút ''click'' người mua có thể đặt một sản phẩm mà mình ưa thích và cũng dễ dàng ''boom hàng'' với đủ loại lý do khiến shipper và người bán phải đứng hình.
''Bùng'' vì không có cảm tình với người livestream
Câu chuyện ''boom hàng'' vì ghét người bán nghe có vẻ ấu trĩ nhưng chúng lại đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay. Mới nhất phải kể đến sự việc anti-fan của một KOL nổi tiếng đã lên tiếng cho biết bản thân sẵn sàng ''boom'' một loạt các đơn đã đặt trong livetream vì không có cảm tình với nữ KOL. Được biết, số tiền ''boom hàng'' của người này lên tới cả chục triệu đồng.
Đặt cho vui
Các lý do ''boom hàng'' quả thực là muôn hình vạn trạng. Và một trong số những cái lý phổ biến được nhiều ''thượng đế'' lựa chọn chính là ''đặt cho vui''. Hầu hết, các đơn hàng sau khi gửi đến đều bị hoàn trả vì khách không muốn nhận hoặc đặt vì ''cao hứng'' chứ không có ý định trả tiền.
Không có tiền
Cũng không thiếu các trường hợp khách hàng đam mê shopping, sắm sửa đồ đạc nhưng trong túi lại không có đồng nào. Gặp các ''thượng đế'' ẩm ương kiểu này quả thực người mệt mỏi nhất chính là shipper vì vừa tốn công lại rước cái bực vào người.
Những lý do ''trên trời''
Để từ chối nhận hàng, người mua cũng có thể nghĩ ra vô vàn cái cớ mà không phải ai cũng có thể tưởng tượng được, ví dụ như: bị vong nhập, không muốn ra ngoài đường, tháng cô hồn... Và tất nhiên cũng không thể tránh khỏi trường hợp khách không nhận hàng vì lý do bất đắc dĩ như đi tù hay đi đẻ.
''Boom hàng'' là tình trạng xảy ra vô cùng phổ biến. Và dù lý do bùng hàng là gì đi nữa thì người chịu ảnh hưởng sau cùng vẫn là đơn vị vận chuyển và shop bán hàng. Các đơn hàng bị ''boom'' sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, gây nhiều thiệt lại nghiêm trọng. Rất nhiều hành động đáp trả của chủ shop với khách ''boom'' mang tính răn đe việc bùng hàng nhưng tình trạng này vẫn chưa thuyên giảm. Mỗi cá nhân nên có trách nhiệm với đơn hàng của bản thân cũng như có thái độ lên án các trường hợp ''boom hàng''.
Ảnh: Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI