Đố bạn biết trong văn bản cổ xưa này, đâu là "số không" đầu tiên của nhân loại

    Dink,  

    Nó đã đi một chặng đường rất dài để biến thành số "0" như ngày nay.

    Con số không – “0” vẫn được ta dùng hằng ngày, nhưng bạn có biết rằng nguồn gốc của nó vẫn bí ẩn, khiến cả các nhà khảo cổ lẫn các nhà sử học đau đầu. Nhưng mới đây, một nghiên cứu phân tích văn bản cổ của Ấn Độ đã hé mở đôi chút cho chúng ta biết, và rằng số không – kí tự 0 có sớm hơn ta tưởng 500 năm.

    Sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng carbon, họ thấy rằng bản cổ tự Bakhshali – bản sao duy nhất của một văn bản toán học lớn, đã có từ khoảng giữa năm 224 và 383 Sau Công nguyên, chứ không phải từ giữa thế kỷ thứ 9 và 12 như trước đây. Bản cổ tự Bakhshali có một kí tự “0” rõ ràng – Đó chính là số không đầu tiên của loài người.

     Chấm tròn màu đen ở dòng cuối cùng chính là số không đầu tiên của nhân loại.

    Chấm tròn màu đen ở dòng cuối cùng chính là số không đầu tiên của nhân loại.

    Năm 1881, một người nông dân tại khu làng Bakhshali (nay là Pakistan) đã đào lên được những văn tự cổ này. Nó được chuyển tới Thư viện Bodleian tại Đại học Oxford năm 1902, và đã được lưu giữ tại đó cho tới giờ. Theo phân tích, thì đây là “mảnh giấy” mà một thương gia sử dụng để ghi lại hoạt động trao đổi hàng hóa hàng ngày.

    Những phỏng đoán trước đây cho rằng tấm cổ tự này được viết vào khoảng giữa thế kỷ thứ 8 và 12 dựa trên phong cashc viết, cách hành văn và nội dung toán học của nó, cùng một số yếu tố khác nữa. Cách thức xác định niên đại bằng carbon không dễ thực hiện, bởi lẽ tấm cổ tự này được tạo nên từ nhiều nguyên liệu với nhiều niên đại khác nhau.

     Những tấm cổ tự này cực kì mong manh, phải được lưu trữ trong một quyển sách đặc biệt.

    Những tấm cổ tự này cực kì mong manh, phải được lưu trữ trong một quyển sách đặc biệt.

    Khái niệm “số không” có vẻ thuộc về trực giác của con người – ta luôn nhận thức được rằng cái gì đó không tồn tại. Tuy nhiên, đó là vì con người hiện đại đã quá quen với nó. Đã có một bước nhảy vọt của nhận thức, từ việc “trên cây không có quả táo nào” sang “Số táo trên cây là không”. Nhiều nền văn hóa đã sử dụng cách biểu đạt “số không” khác nhau, nhưng có hai lý do lớn khiến cho việc sử dụng “số không” trong bản cổ tự Bakhshali cực kì có ý nghĩa.

    Đầu tiên, chấm đen trong cổ tự Bakhshali là thứ đã “tiến hóa” lên thành một hình tròn rỗng, chính là số không mà ta biết sau này. Thứ hai, đây là ví dụ duy nhất về việc một kí tự biểu thị “số không” được biến thành một con số sau này.

     Từ một chấm đen tròn nhỏ, biến thành một số không hiển thị bằng màn hình điện tử. Một bước tiến dài của nhân loại.

    Từ một chấm đen tròn nhỏ, biến thành một số không hiển thị bằng màn hình điện tử. Một bước tiến dài của nhân loại.

    Chấm đen trong cổ tự Bakhshali không phải là ví dụ đầu tiên về việc sử dụng “số không” để làm thành tố diễn đạt số lớn hơn (ví dụ như 101), nhưng đó chính là bào thai tạo nên số không ngày nay, giáo sư toán học tại Oxford, Marcus du Sautoy giải thích.

    Việc xác định được niên đại của bản cổ tự Bakhshali là cực kì quan trọng trong lịch sử Toán học và việc nghiên cứu văn hóa khu vực Nam Á, những nghiên cứu này sẽ cho phép ta khẳng định truyền thống khoa học giàu có và lâu đời của khu vực này”, Richard Ovenden, một học giả tại Thư viện Bodley công bố.

    Việc nghiên cứu bản cổ tự này vẫn chưa kết thúc, nhưng ít ra, các học giả và các nhà khoa học cũng đã tìm ra được niên đại của nó, từ đó ta sẽ có một biểu đồ rõ hơn về tiến trình phát triển của khoa học cũng như cấu trúc nguyên bản của hệ thống số khoa học.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày