Li-Fi nhanh gấp 100 lần nhưng thay thế hoàn toàn Wi-Fi thì cần... "100 năm nữa"!
Wi-Fi vẫn còn rất nhiều ưu điểm, đôi lúc tốc độ không phải là tất cả.
Như chúng tôi đã đưa tin trước đây, Mạng Li-Fi đã chính thức được áp dụng thử nghiệm thực tế tại một văn phòng ở Estonia, kết quả thực tế thu được khi đo kiểm mạng không dây thế hệ mới Li-Fi cho thấy nó nhanh hơn gấp 100 lần so với tốc độ trung bình Wi-Fi đang sử dụng hiện nay, đưa tốc độ truyền tải dữ liệu không dây lên tới 1Gigabits mỗi giây.
Nhiền người cho rằng khi phổ biến, Li-Fi sẽ là tương lai của công nghệ không dây và có thể thay thế hoàn toàn kết nối Wifi ngày nay. Nhưng thực tế sẽ không như là ước mơ.
Li-Fi là gì?
Trước hết để có thể giải thích tại sao Li-Fi không thể tiêu diệt Wi-Fi, chúng ta cần biết về bản chất của mạng Li-Fi trước đã.
Li-Fi là một dạng truyền dữ liệu được tìm ra bởi Harold Haas, một giáo sư của trường đại học Edinburgh. Ông phát hiện ra kiểu truyền dữ liệu này nhờ vào sự nhấp nháy của các bóng đèn led trong thí nghiệm, khi nhấp nháy bóng led sẽ truyền đi được các tín hiệu nhị phân 0 và 1, nó truyền đi rất xa trong không gian và không hề bị nhiễu bởi các loại sóng điện từ khác.
Mặc dù các loại công nghệ LED hiện nay đang sử dụng có thể truyền tải được dữ liệu thông qua Li-Fi nhưng không có nghĩa là các bạn có thể dùng luôn những bóng điện trong gia đình để phát Li-Fi, chúng ta vẫn cần phải mua các thiết bị đầu cuối cần thiết khác để thay thế.
Cách Li-Fi hoạt động
Li-Fi có phương thức hoạt động khá giống với chiếc điều khiển TV sử dụng sóng hồng ngoại. Trong đó, bộ điều khiển đóng vai trò là nguồn phát, khi phát tín hiệu đi một bộ mã hóa sẽ biến các dữ liệu số thành các chuỗi nhị phân rồi phát ra ánh sáng tương ứng, ở phía nhận chúng ta sẽ có 1 bộ cảm biến quang dùng để thu các sóng ánh sáng có mang dữ liệu này sau đó giải mãi trở lại thành dạng tín hiệu số mà máy tính hiểu được. Dưới đây là hình ảnh mô tả cách hoạt động của Li-Fi trong thực tế.
Cáp Internet từ bên ngoài sẽ được kết nối vào 1 bộ điều khiển đèn, dữ liệu thông qua bộ điều khiển này sẽ điều chỉnh đèn để phát ra những tia sáng mang dữ liệu. Vì vậy, bất cứ khi nào máy tính hoặc điện thoại của bạn có phần cảm biến quang nằm trong vùng chiếu sáng của đèn Li-Fi bạn sẽ "có mạng". Do đó, bạn có thể nhìn thấy những nơi có Internet trong nhà bằng mắt thường.
Tuy nhiên, ngược lại, những chỗ không được đèn chiếu vào cũng sẽ không có kết nối Internet và đây chính là 1 trong những điểm yếu của Li-Fi.
Hãy cùng xem video thử nghiệm mạng Li-Fi dưới đây:
Thử nghiệm Li-Fi.
Như những gì có thể thấy trong video, Li-Fi rất bảo mật và dễ dàng kiểm soát. Người lạ sẽ không thể kết nối vào mạng gia đình của bạn nếu ánh sáng Li-Fi không chiếu ra bên ngoài. Nhưng đổi lại, chỉ cần 1 vật cản nhỏ chắn giữa nguồn sáng và cảm biến quang là mạng sẽ bị gián đoạn. Cái gì cũng sẽ có 2 mặt, không có gì là hoàn hảo cả.
Hãy xem bảng so sánh bên dưới để biết những điểm mạnh và điểm yếu của Li-Fi
Điểm yếu của Li-Fi còn nhiều hơn so với những lợi thế mà nó mang lại.
Đôi lời kết
Tóm lại, mạng không đây Li-Fi đúng là một bước đột phá của công nghệ, nhưng chúng ta chỉ có thể kết hợp nó với Wi-Fi để bổ trợ cho Wi-Fi chứ không thể thay thế hoàn toàn được. Nó cũng giống như câu chuyện chúng ta đang kết hợp sử dụng 3G và Wi-Fi hiện nay vậy. Tương lai sẽ không có công nghệ nào chết cả, mỗi thứ đều có tác dụng không thể thay thế của riêng mình.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android