Doanh nghiệp 139 năm tuổi của Nhật Bản ‘lên đời’ nhờ làn sóng AI: Là cổ phiếu tốt nhất năm 2024 khi tăng 400%, trở thành đại diện quốc gia duy nhất vào MSCI
Trong khi 8 doanh nghiệp Nhật Bản bị loại khỏi chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI thì một cái tên mới lại trở thành đại diện quốc gia duy nhất được xếp hạng vào chỉ số này.
- Trung Quốc chế tạo siêu cỗ máy đầu tiên trên thế giới có thể đặt cáp quang ở vực thẳm sâu nhất đại dương, phạm vi hoạt động hơn 11.000 mét dưới biển
- Tại sao những con tàu tại Nhật Bản luôn đến đúng giờ?
- Ra mắt smartphone viền màn hình mỏng nhất thế giới: Camera ẩn dưới màn hình, chip Snapdragon 8 Elite, pin 6.150mAh, giá rẻ hơn iPhone 16
- Hãng pin xe điện lớn nhất Châu Âu phá sản vì Trung Quốc: Giấc mơ hồi sinh vị thế ngành ô tô của Phương Tây liệu có sụp đổ?
- Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Tờ Fortune cho hay sự bùng nổ trí thông minh nhân tạo (AI) đã khiến một công ty Nhật Bản 139 năm tuổi thành ngôi sao trên thị trường chứng khoán.
Cụ thể, hãng Fujikura Ltd chuyên sản xuất dây cáp cho trung tâm dữ liệu đã trở thành công ty có thành tích tốt nhất trên chỉ số Nikkei 225 Stock Average với giá cổ phiếu tăng hơn 400% trong năm nay.
Hãng này cũng trở thành đại diện Nhật Bản duy nhất tham gia chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI vào ngày 25/11/2024 sau khi 8 doanh nghiệp đồng hương khác bị loại.
Sự phát triển của Fujikura đã tạo nên sự bất ngờ cho nhiều nhà đầu tư khi có tuổi đời 139 năm nhưng vẫn bắt kịp làn sóng công nghệ mới nhất này.
Trong khi Nvidia cùng nhiều hãng công nghệ khác mới bùng nổ nhờ cung ứng cơ sở hạ tầng cho AI thì Fujikura lại hưởng lợi từ việc bán dây cáp từ lâu.
Xin được nhắc rằng số liệu của Bloomberg cho thấy việc xây dựng các trung tâm dữ liệu, nguồn cung cấp điện và mạng lưới truyền thông cần thiết cho AI sẽ cần ít nhất 1 nghìn tỷ USD chi tiêu. Bởi vậy việc 1 doanh nghiệp lâu đời không đầu tư nhiều cho AI lại hưởng lợi đã gây ngạc nhiên cho nhiều người.
"Nhu cầu về các trung tâm dữ liệu đã tăng vọt kể từ khoảng năm 2022. Lúc đó chúng tôi không hiểu rõ lắm, nhưng năm nay thì rõ ràng là mọi thứ đều liên quan đến AI", giám đốc tài chính Kazuhito Iijima của Fujikura cho biết.
Trước khi AI bùng nổ thì Apple là khách hàng lớn nhất của Fujikura. Sản phẩm dây cáp quang của hãng có đường kính nhỏ nhất trong ngành, cho phép sử dụng trong không gian hẹp mà không cần nới rộng thêm các đường nối.
Báo cáo tài chính mới nhất cho thấy doanh thu hoạt động của Fujikura đã tăng 17% lên 104 tỷ Yên, tương đương 674 triệu USD cho năm tài khóa hiện tại.
Công ty nhận được hơn 70% doanh thu từ nước ngoài, trong đó khoảng 38% đến từ Mỹ. Theo McKinsey&Company, công suất trung tâm dữ liệu toàn cầu dự kiến sẽ tăng với tốc độ trung bình 33% hàng năm cho đến năm 2030, qua đó tạo thêm cơ hội cho hãng sản xuất cáp quang Fujikura.
Được thành lập từ năm 1885 bởi Zenpachi Fujikura, hãng Fujikura bắt đầu bằng sản xuất dây cách điện từ lụa và bông. Doanh nghiệp này đã đồng hành cùng quá trình công nghiệp hóa của đất nước, cung cấp cáp cho ngành công nghiệp ô tô đang phát triển mạnh, tiện ích và tàu cao tốc của Nhật Bản.
Thế nhưng Fujikura cũng có lúc khó khăn khi công bố khoản lỗ đầu tiên sau hơn một thập kỷ vào năm 2020, lúc đại dịch Covid-19 hoành hành.
Trong bối cảnh ông Donald Trump đắc cử hiện nay, hãng Fujikura đang cố gắng dịch chuyển sản xuất sang Mỹ để né tránh những bất ổn về thuế quan và cạnh tranh thương mại.
Sau khi hưởng lợi bất ngờ từ AI, hãng Fujikura cho hay họ đang kỳ vọng vào tương lai mới, đó là phản ứng tổng hợp hạt nhân.
Công nghệ năng lượng sạch vô hạn trên lý thuyết này đã giành được sự ủng hộ của nhiều tỷ phú, bao gồm Sam Altman, Jeff Bezos và Bill Gates. Mặc dù công nghệ này chưa được chứng minh là có thể sản xuất điện quy mô lớn nhưng nếu có thì sẽ cần đến cáp và dây điện.
"Chúng tôi hy vọng rằng công nghệ này sẽ trở thành trụ cột của ngành công nghiệp từ năm 2030 trở đi", giám đốc tài chính Iijima của Fujikura cho biết.
*Nguồn: Fortune
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Temu âm thầm ngừng kinh doanh tại Việt Nam
Người dùng tại Việt Nam khi truy cập vào sàn thương mại Temu rất bất ngờ khi giao diện đã đổi sang tiếng Anh và thông báo đang chờ xin giấy phép.
Vì sao nhà sáng lập TSMC nhìn thấu trước thất bại của CEO Intel ngay từ 2021 – Và giờ thì đúng thật!