Ở tuổi 19, doanh nhân Boyan Slat đã sáng lập nên The Ocean Cleanup, một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu dọn sạch rác thải nhựa trên các đại dương.
Khoảng 8,8 triệu tấn rác thải nhựa trôi vào các đại dương trên thế giới mỗi năm, tương đương với một xe tải đầy rác mỗi phút. Dần dần, lượng rác này có thể tích tụ trong các bãi rác ngoài khơi và trôi ở đó trong nhiều thập kỷ.
Bãi rác ngoài khơi lớn nhất hiện nay, Great Pacific Garbage Patch, nằm ở Thái Bình Dương, giữa Hawaii và California. Bãi rác này ước tính chứa hơn 1,8 nghìn tỷ mẩu rác nhựa trôi nổi - tức nếu chia đều ra cho mọi người trên Trái Đất thì mỗi người sẽ có 250 mẩu rác.
Trong 6 năm qua, một tổ chức phi lợi nhuận tên The Ocean Cleanup đã phát triển một hệ thống thu thập nhựa thụ động từ các bãi rác này thông qua dòng chảy của đại dương. Những nỗ lực này đã cho ra một sản phẩm là thiết bị hình chữ U, trôi nổi trên mặt nước, có khả năng "giăng bẫy" rác thải nhựa bên trong như một cánh tay khổng lồ. Thiết bị này đã được đưa vào hoạt động theo đúng kế hoạch từ tháng trước.
Nhưng ngay cả thành công đó cũng không thể ngăn được rác thải nhựa mới trôi ra đại dương.
Để giải quyết vấn đề, The Ocean Cleanup mới đây vừa thiết kế một thiết bị mới mang tên "The Interceptor". Nó về cơ bản là một sà lan lướt trên bề mặt sông, hút nhựa vào một băng chuyền. Rác sau dó sẽ được lưu trữ vào các thùng chưa bên trong.
Bởi hầu hết rác thải đại dương đến từ sông hồ, sà lan này có thể giúp giải quyết vấn đề rác thải trước khi chúng trôi đến các bãi rác ngoài khơi.
Băng chuyền rác trên The Interceptor
Nhà sáng lập 25 tuổi của tổ chức, Boyan Slat, đã tiết lộ thiết bị mới tại một sự kiện ở Hà Lan hôm 26/10.
Rác thải nhựa trên sông được đưa vào một băng chuyền, sau đó được lưu trữ vào các khoang chứa rác nổi.
The Ocean Cleanup ước tính rằng 1.000 con sông - khoảng 1% tổng số sông trên toàn cầu - chứa gần 80% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Những con sông chịu trách nhiệm cho phần lớn nạn ô nhiễm môi trường biển là những con sông nhỏ ở các khu vực thành thị.
Do đó, tổ chức đã tạo nên The Interceptor để thu thập rác thải nhựa từ những con sông như vậy.
Sà lan này di chuyển theo dòng nước, do đó nó không cần động cơ đẩy. Rác thải nhựa trên bề mặt sông sẽ bị dòng nước đẩy về phía băng chuyền, sau đó được dồn vào 6 khoang chứa trên một sà lan riêng nổi bên dưới sà lan chính.
Khi các khoang chứa rác đầy, hệ thống sẽ gửi tin nhắn đến người điều hành trên đất liền. Người điều hành có thể điều động một con thuyền đến để kéo sà lan (và rác thải nhựa) vào bờ. The Ocean Cleanup ước tính một chiếc Interceptor có thể loại bỏ khoảng 110 tấn rác thải nhựa mỗi ngày.
Đèn, cảm biến, và băng chuyền của thiết bị này sử dụng 100% năng lượng mặt trời.
Nhìn từ trên cao, có thể thấy sà lan với 6 khoang chứa rác
The Interceptor được thiết kế để hoạt động trên hầu như mọi con sông, nhưng nó có thể được chỉnh sửa để phù hợp với nhiều điều kiện khác nhau. Ví dụ, một số con sông có một dòng rác thải tập trung lại, do đó băng chuyền có thể đơn giản là hút rác chảy về phía sà lan; trong các trường hợp khác, một vòng rào có thể được sử dụng để điều hướng rác thải nhựa vào miệng của sà lan.
Đã có hai sà lan như thế này hoạt động ở Malaysia và Indonesia
Tổ chức Ocean Cleanup đã tạo ra 4 mẫu Interceptor và triển khai hai trong số đó.
Interceptor 002 hoạt động ở Malaysia
Mẫu đầu tiên được đưa đến Cengkareng Drain, một con sông chảy dọc theo Jakarta, Indonesia. Nó có một vòng rào để điều hướng rác thải nhựa vào băng chuyền. Thay vì đưa rác vào các thùng chứa, băng chuyền sẽ đưa rác thải vào những túi chứa rác khổng lồ và chúng sau đó sẽ được kéo lên bờ.
Mẫu thứ hai được đưa đến sông Klang ở Malaysia. Con sông này tiếp giáp với cảng Klang - một nơi có khá nhiều rác thải nhựa. Trên sà lan này, băng chuyền sẽ đưa rác thải nhựa trực tiếp vào các khoang chứa rác trên sà lan nổi.
Tổ chức Ocean Cleanup dự kiến triển khai một mẫu khác tại sông Mekong ở Việt Nam, và mẫu thứ 4 ở một con sông ở Santo Domingo, thủ đô của Cộng hòa Dominican.
Đến cuối năm 2025, The Ocean Cleanup hi vọng sẽ triển khai các sà lan của họ tại 1.000 con sông xả rác thải nhựa nhiều nhất ra các đại dương trên toàn cầu.
Tham khảo: BusinessInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4