Đôi găng tay sẽ là cứu tinh của bệnh nhân Parkinson

    Quân Nguyễn,  

    Một thiết bị đeo trên tay hứa hẹn sẽ giúp ổn định chứng run tay bằng cách sử dụng một công nghệ đã có từ lâu – con quay hồi chuyển.

    Khi còn là một sinh viên ngành y 24 tuổi tại London, Faii Ong được giao nhiệm vụ chăm sóc cho một bệnh nhân 103 tuổi đang phải trải qua căn bệnh Parkinson, tình trạng suy nhược thần kinh khiến cho bệnh nhân không thể di chuyển dễ dàng được. Sau khi chứng kiến bà ta khó khăn thế nào chỉ để ăn một bát súp, Ong đã hỏi một vị y tá rằng liệu có thể làm gì để trợ giúp bà ta không. “Chẳng có gì cả,” anh ta trả lời thẳng thừng.

     Faii Ong

    Faii Ong

    Ong, giờ đã 26 tuổi, chẳng thể chấp nhận được câu trả lời đó. Anh bắt đầu đi tìm kiếm một giải pháp nhằm khắc phục các triệu chứng run rẩy của bện Parkinson, một căn bệnh mà cứ 500 người thì có một người mắc phải, không cần dùng đến thuốc mà qua vật lý trị liệu. Sau khi xem xét tính khả dụng của các loại dây cao su, tạ, lò xo, bơm thủy lực, hay kể cả robot dẻo, cuối cùng Ong đã chọn một giải pháp rất đơn giản, thứ mà anh tìm thấy từ những đồ chơi từ ấu thơ. “Con quay hồi chuyển cơ học cũng giống như những con quay đồ chơi vậy: chúng luôn tìm cách để đứng thẳng bằng cách bảo toàn momen động lượng,” anh giải thích. “Ý tưởng của tôi là việc sử dụng con quay hồi chuyển để cân bằng ngay lập tức những chuyển động của bàn tay, từ đó hạn chế tối đa việc run tay của người đeo.”

     Bản phác thảo GyroGlove.

    Bản phác thảo GyroGlove.

    Cùng với một vài sinh viên khác đến từ Đại học London, Ong bắt tay vào nghiên cứu tại phòng thí nghiệm tại trường để chạy thử hàng loạt các bài test. Một bản mẫu đã được ra đời sớm, với tên gọi GyroGlove, cho thấy anh đã đi đúng hướng. Những báo cáo từ bệnh nhân sử dụng găng tay GyroGlove, mà Ong cho rằng đây chính là phương pháp trị liệu đeo trên tay đầu tiên cho chứng run tay, nói rằng tay họ giống như đang ở trong một lớp mật dày đặc vậy, mọi chuyển động đều không bị ngăn cản nhưng đồng thời vẫn bị chậm lại một chút. Với những lần test trên máy, nhóm của Ong cho thấy chiếc găng làm suy giảm đến 90% sự rung động.

    Thiết kế của GyroGlove rất đơn giản. Nó sử dụng một con quay hồi chuyển tự điều chỉnh rất nhỏ, đặt ở mu bàn tay, phía trong một lớp vỏ bảo vệ được gắn vào vật liệu làm nên găng tay. Khi thiết bị được bật lên, con quay hồi chuyển chạy bằng pin bắt đầu hoạt động. Nó được định hướng bằng một bản lề tiến động và một đĩa quay, cả hai được điều khiển bởi một bảng mạch nhỏ, từ đó đẩy lùi những rung chuyển của người đeo bằng cách tự cân bằng lại nó.

    Trong khi các bản mẫu đầu tiên vẫn cần đến việc tối giản kích cỡ và tiếng ồn, Alison McGregor, giáo sư ngành sinh động lực học cơ xương tại Đại học hoàng gia, người đã dẫn dắt nhóm của Ong, cho rằng thiết bị này “chứa đựng những hứa hẹn rất lớn và có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng cuộc sống của người dùng.” Helen Matthews tại quỹ Cure Parkinson’s Trust cũng đồng ý rằng: “GyroGlove sẽ khiến cho những việc hằng ngày như dùng máy tính, viết lách, nấu ăn, và lái xe trở nên khả thi với bệnh nhân,”.

     Mẫu thử đầu tiên với hai con quay hồi chuyển.

    Mẫu thử đầu tiên với hai con quay hồi chuyển.

    Vào năm 2014, công ty của Ong, GyroGear, đã đi tới được chung kết của OneStart, cuộc thi công nghệ sinh học lớn nhất thế giới. Năm vừa rồi, nhóm của anh cũng được xướng tên là nhà vô địch của F Factor, cuộc thi công nghệ lớn nhất lại Châu Âu. Giải thưởng 10.000 bảng Anh đã được dùng để tiếp tục nghiên cứu và phát triển GyroGlove.

    Ong mong rằng trước khi được thương mại hóa “Con quay hồi chuyển phải được cân bằng tuyệt đối dưới mọi vận tốc” Ong giải thích. “Đơn giản là, chúng phải có thể hoạt động êm ru và không sai sót tại tốc độ hàng nghìn vòng mỗi phút, đây thực sự là một thử thách quan trọng.”

    Ong hy vọng chiếc găng này sẽ được khởi đầu tại U.K với giá vào khoảng 400 đến 600 bảng. Anh còn hy vọng rằng, thiết bị này cũng có thể áp dụng trong các môi trường chuyên nghiệp khi người dùng cần giảm thiểu tối đa rung tay, như phẫu thuật, nhiếp hay, hay kể cả thể thao.

    Với những người mắc Parkinson, thiết bị này thực sữ đã cho họ những hy vọng mới, theo lời Sarah Webb, người sáng lập Mạng lưới những người trẻ mắc bệnh Parkinson tại London. “GyroScope là một thứ thú vị và hoàn toàn khác biệt, ta có thể đeo nó và cảm nhận được lợi ích ngay tức thì và là thứ khiến cho đời sống của ta trở nên dễ dàng hơn và hoàn toàn có thể quay lại cuộc sống bình thường.”

    Theo MIT Technology Review.

     

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ