"Những thứ bạn sở hữu cuối cùng sẽ sở hữu bạn", Tyler Durden - Fight Club.
Trong tác phẩm điện ảnh kinh điển Fight Club, Tyler Durden đã nói một câu rất hay: "Những thứ bạn sở hữu cuối cùng sẽ sở hữu bạn" (The things you own end up owning you). Dù mang nhiều hàm ý sâu xa, câu nói này khá đúng với bất cứ ai luôn miệng: "Tôi không có gì để mặc", trong khi tủ quần áo của họ chất đầy những món đồ mới tinh chưa khoác lên người bao giờ.
Nói như vậy không phải cứ xem Fight Club là bạn sẽ có lối sống tối giản. Thay vào đó, bạn sẽ cảm thấy mình cần hợp lý hóa những thứ không thực sự cần đến. Nhiều người trong chúng ta vô tình sử dụng liệu pháp bán lẻ (retail therapy, đi shopping mỗi khi buồn chán) để khỏa lấp sự stress. Nhưng cuối cùng, cả tá quần áo mua về sẽ không bao giờ lấp đầy được những khoảng trống trong tâm hồn bạn.
Bạn có từng nhìn lại và cảm thấy tủ quần áo của mình rất có vấn đề? Thường sẽ có 2 kiểu: 1- Mặc gì cũng được; 2 - Quần áo là một series những bộ đồng phục phù hợp với nhiều mục đích khác nhau nhưng không phản ánh được con người bạn.
Nếu muốn "reset" tủ quần áo, dưới đây là vài quy tắc bạn có thể tham khảo:
Quy tắc 1: Mở rộng khả năng tiếp cận với những món đồ hiếm khi sử dụng
Theo ước tính, người Mỹ chỉ mặc khoảng 10% số quần áo của họ. Không ngạc nhiên lắm nếu những món đồ này luôn được treo ở nơi dễ tìm, dễ thấy theo kiểu được ưu tiên. Tóm lại, nếu bạn thích món quần áo nào đó, bạn luôn giữ nó sạch sẽ để mặc thường xuyên rồi vô tình quên mất những thứ còn lại.
Con người là loài động vật tình cảm nhưng đôi khi cũng rất... vô cảm. Không phải giữa người với người, mà với đồ vật. Để tối ưu khả năng ăn mặc cũng như không bỏ phí thứ gì trong tủ quần áo, hãy đối xử công bằng với chúng. Suýt quên, hãy giữ cân nặng và số đo các vòng ở mức ổn định để cái gì cũng... chui vào được.
Quy tắc 2: Hỏi bản thân: "Giờ đi đâu nhỉ?"
Nếu bạn là một anh chàng yêu sự vạm vỡ cơ bắp và thường xuyên tới phòng gym, khả năng cao trong tủ quần áo sẽ toàn là đồ tập gym. Trường hợp khác, với anh chàng mê phượt thì trong tủ sẽ toàn đồ phản quang và quần áo nhanh khô. Khi tự nhận ra phong cách và xu hướng của bản thân, bạn sẽ hiểu những gì mình thực sự cần.
Một nghiên cứu năm 2011 của Tạp chí Tâm lý học người tiêu dùng cho thấy, những món đồ mà bạn phải đấu tranh để loại bỏ thường gắn liền với giá trị của bạn. Ví dụ, rất khó để yêu cầu anh chàng văn phòng với công việc ổn định ném đi mấy chiếc sơ mi trắng cũ rích, đến khi anh ta mất việc và ở nhà làm free-lance, chỗ sơ mi đó cũng chưa chắc biến mất khỏi tủ quần áo.
Chưa kể, con người có xu hướng shopping để chuẩn bị cho tương lai gần. Theo kiểu: "Từ mai bỏ hip-hop để đi làm rồi, sắm vài đôi giày da thôi". Tuy nhiên, khi bạn đã nai nịt gọn gàng chuẩn bị lên văn phòng thì nhận được mail "đuổi khéo". Thế đấy, đừng lo xa quá làm gì, mỗi ngã rẽ cuộc đời cần một kiểu quần áo khác nhau, đừng vội vã quá để rồi lãng phí.
Quy tắc 3: Đừng nghe lời dẫn dụ của thương hiệu, hãy lắng nghe bản thân
Vô số ấn phẩm thời trang luôn đưa ra lời khuyên theo kiểu: "Mua đi, mua nhiều vào, có nhiều quần áo thì ăn mặc mới phong phú được..."
Dù bạn không tin, các thương hiệu thời trang rất khéo trong việc đánh đòn tâm lý, khiến chúng ta ghét bỏ những gì cũ kỹ để sắm thứ mới. Đúng vậy, tủ quần áo của một số người thì thứ gì cũng có, nhưng xem họ mắc gì mỗi ngày? Chưa chắc đã đến 10% món đồ họ có đâu.
Đừng vô tình trở thành "nhà sưu tập quần áo bất đắc dĩ", hãy mặc theo nhu cầu và sở thích của bản thân.
Cuối cùng, cần làm gì để ăn mặc đẹp trai mà không lãng phí?
1. Treo tất cả những gì bạn có thể dùng lên, đánh dấu vào móc treo của món đồ bạn thường xuyên sử dụng. 1 tháng sau, bạn sẽ biết món gì nên giữ hoặc nên bỏ.
2. Làm theo quy tắc "one in, one out". Trước khi mua thứ gì đó, bạn phải quyết định được nên bỏ đi cái gì. Sòng phẳng với bản thân sẽ giảm bớt tình trạng có cả núi quần áo nhưng "không có gì để mặc".
3. Thứ gì không mặc, không thèm quan tâm đến nữa, hãy mang đi làm từ thiện hoặc cho ai đó mặc... vừa hơn bạn.
Thế đấy, đàn ông thông minh không nhất thiết phải có quá nhiều quần áo đâu, ăn mặc thông minh là được rồi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI