Dòng biển ấm chảy bên dưới băng Bắc Cực đang "đun chảy" lớp băng dày, có thể khiến nước biển dâng cả mét

    Nguyễn Đàng,  

    Nước biển dâng là do băng tan, nhưng băng tan lại cũng chính là vì nước biển nằm sâu phía dưới

    Từ lâu, các nhà khoa học đã biết nhiệt độ không khí cao góp phần đến sự tan chảy của tầng băng ở Greenland, Bắc Cực. Nhưng một báo cáo khoa học mới đã phát hiện một mối nguy khác đang bắt đầu tấn công lớp băng từ phía dưới: Nước biển ấm di chuyển bên dưới sông băng khiến chúng tan chảy ngày một nhanh.

    Những phát hiện đã được xuất bản vào thứ hai tuần này trên tờ Nature Geoscience bởi các nhà khoa học đã từng nghiên cứu "lưỡi băng" ở sông băng Nioghalvfjerdsfjorden - hay còn được biết đến với cái tên Sông băng 79 độ Bắc nằm ở phía Bắc Greenland.

    Một lưỡi băng là một băng trôi nổi trên mặt nước mà không nhận thêm chút băng nào từ bờ băng hai bên. Lưỡi băng đang được các nhà khoa học trên nghiên cứu dài hơn 80 km.

    Dòng biển ấm chảy bên dưới băng Bắc Cực đang đun chảy lớp băng dày, có thể khiến nước biển dâng cả mét - Ảnh 1.

    Lưỡi băng

    Bản báo cáo tiết lộ rằng một dòng chảy dài hơn 1,5 km đã đưa nước biển ấm từ Đại Tây Dương vào thẳng tầng sông băng, mang đến một lượng nhiệt lớn tiếp xúc với các lớp băng và đẩy nhanh quá trình tan chảy.

    "Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng hiện tượng tan băng đã được làm rõ", Janin Schaffer phát biểu trong một tuyên bố nói về những phát hiện trên. Cô là một nhà hải dương học đến từ Viện Alfred Wegener ở Đức và chính là người dẫn đầu nhóm nghiên cứu.

    Các nhà khoa học đồng thời phát hiện một dòng chảy tương tự gần một sông băng khác ở Greenland. Nơi đó gần đây đã có một cái lưỡi băng tách ra và trôi dạt vào biển.

    Nước biển ấm ảnh hưởng gì đến Trái Đất

    Sự suy giảm khối lượng của các tầng băng ở Greenland đang là nguyên nhân duy nhất đẩy nhanh mức độ dâng của mực nước biển trên toàn cầu. Dựa theo một báo cáo khác xuất bản vào tháng 12 trên tờ Nature, tầng băng ở Greenland đang tan ra nhanh hơn gấp bảy lần so với năm 1992.

    Dòng biển ấm chảy bên dưới băng Bắc Cực đang đun chảy lớp băng dày, có thể khiến nước biển dâng cả mét - Ảnh 2.

    Các thiết bị dùng để đo nhiệt độ nước biển

    Tầng băng này chứa lượng nước đủ để dâng mực nước biển lên tới hơn bảy mét so với hiện tại.

    Theo các nhà khoa học, vào mùa hè năm ngoái, Bắc Cực chứng kiến nhiệt độ cao kỷ lục và điều ấy đã khiến cho tầng băng ở Greenland mất đi 11 tỷ tấn băng bề mặt chỉ trong vòng một ngày. Lượng nước tan ra tương đương với 4,4 triệu lần nước trong bể bơi quy chuẩn Olympic.

    Theo lời Ruth Mottram - một nhà khí tượng học tại Viện Khí Tượng Đan Mạch, chỉ vào tháng bảy năm ngoái, khối lượng tầng băng ở Greenland giảm đến 197 tấn, ngang với 80 triệu cái bể bơi Olympic.

    Nhiệt độ nước biển cũng phá kỷ lục vào năm 2019. Một báo cáo xuất bản trên tờ Advances, mục Khoa Học Khí Quyển, nói rằng nhiệt độ nước biển năm ngoái cao hơn 0,075 độ C so với mức trung bình vào các năm 1981-2010. Tác giả của bản báo cáo khẳng định rằng lượng nhiệt mà nước biển đã hấp thu bằng với việc thả năm quả bom Hiroshima mỗi giây trong suốt 25 năm vừa qua.

    Do khủng hoảng khí hậu mà nước biển ấm lên, từ đó dẫn đến sự xuất hiện của các hiện tượng khí hậu cực đoan như cuồng phong. Kết quả sản xuất ra lượng mưa lớn hơn so với bình thường.

    Nhiệt độ nước biển đồng thời tác động đến sự ổn định của hệ sinh thái biển. Nó có khả năng dẫn đến sự suy giảm lượng cá đánh bắt được ở nhiều nơi vốn sống dựa vào nghề chài lưới.

    Theo CNN


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ