Đóng cửa toàn bộ nhà máy điện hạt nhân, nước Đức đau đầu tìm chỗ chôn chất thải phóng xạ trong 1 triệu năm

    Nguyễn Hải, Theo Trí Thức Trẻ 

    Với tổng lượng chất thải phóng xạ lên tới hơn 2.000 container và ngày càng nhiều thêm, nước Đức đang gặp không ít thách thức trong việc chỗ chôn lấp chúng trong hàng triệu năm.

    Với quyết định đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân của mình, nước Đức phải đối mặt với một câu hỏi đau đầu khác. Làm thế nào để chôn 28.000 m3 chất thải phóng xạ chết người – thể tích tương đương 6 tòa tháp đồng hồ Big Ben – trong hàng triệu năm tới?

    Câu hỏi hóc búa này buộc các nhà khoa học Đức phải vào cuộc. Để chôn tổng cộng hơn 2.000 container chất thải phóng xạ, vùng đất đó phải nằm trong vùng đá rắn, để không có nguồn nước hay cơn động đất nào có thể làm rò rỉ chất thải này ra ngoài.

    Đó là còn chưa kể đến các thách thức khổng lồ khác về mặt công nghệ - vận chuyển những chất thải chết người đó như thế nào, vật liệu nào có thể dùng để bao bọc được nó và thậm chí phải tính đến cả sự hiện diện của con người trong tương lai ở vùng đất đó.

    Đóng cửa toàn bộ nhà máy điện hạt nhân, nước Đức đau đầu tìm chỗ chôn chất thải phóng xạ trong 1 triệu năm - Ảnh 1.

    Nhưng thách thức lớn nhất hiện nay là làm thế nào tìm được một cộng đồng sẵn sàng cho phép một khu chôn lấp chất thải phóng xạ nằm ngay cạnh sân nhà mình.

    Tìm kiếm một vùng đất thích hợp

    Trong khi thời hạn cuối cùng để đóng cửa 7 nhà máy điện hạt nhân còn lại là vào năm 2022, hạn chót để chính phủ Đức tìm được nơi chôn lấp chất thải phóng xạ vĩnh viễn là vào năm 2031.

    Đó là vì trong khi chưa tìm được những địa điểm như vậy, các chất thải phóng xạ hiện được cất trong các kho chứa tạm thời, nhưng các cơ sở này "chỉ được thiết kế để lưu trữ chất thải trong vài thập kỷ" – theo bà Schreurs, chủ tịch về chính sách môi trường và khí hậu tại Đại học Kỹ thuật Munich.

    Đóng cửa toàn bộ nhà máy điện hạt nhân, nước Đức đau đầu tìm chỗ chôn chất thải phóng xạ trong 1 triệu năm - Ảnh 2.

    Những địa điểm có thể xây dựng các kho chứa chất thải phóng xạ vĩnh cửu trong lòng đất. Màu đỏ đậm dành cho các chất thải cường độ cao, và giảm dần theo độ nhạt của màu.

    Bà Schreurs cũng cho biết về mức độ chết người của loại rác thải phóng xạ này. Vốn là những thanh nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân, "nếu bạn mở một thùng chứa các thanh nhiên liệu này bên trong, bạn sẽ gần như chết ngay lập tức."

    Chúng "vô cùng nóng và rất khó để vận chuyển chúng một cách an toàn". Vì vậy, hiện tại chúng đang được lưu trữ trong các container, nơi họ có thể làm lạnh chúng trong vài thập kỷ tới.

    Trong khi đó, theo Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức cho biết mục tiêu của họ làm tìm được một kho chứa vĩnh cửu cho chất thải phóng xạ cường độ cao này – "nơi mang lại các điều kiện an toàn và an ninh nhất có thể cho khoảng một triệu năm." Những khu vực như vậy sẽ nằm sâu dưới đất ít nhất là 1km.

    Nằm giữa đá và vùng đất khô cằn

    Một địa điểm như vậy phải nằm ở một có địa chất "rất ổn định". "Nó không thể có động đất, nó không được có bất kỳ dấu hiệu nào của một dòng nước đi qua, nó cũng không được là loại đá quá xốp." Bà Schreurs cho biết.

    Phần Lan, nước có 4 nhà máy điện hạt nhân và dự định xây dựng thêm trong tương lai, đang là người đi đầu trong lĩnh vực chôn lấp chất thải phóng xạ này. Chúng được cất giấu cẩn thận sâu giữa các nền đá granite trong lòng đất.

    Đóng cửa toàn bộ nhà máy điện hạt nhân, nước Đức đau đầu tìm chỗ chôn chất thải phóng xạ trong 1 triệu năm - Ảnh 3.

    Hơn 2.000 container chứa chất thải phóng xạ này vẫn đang tìm bến đỗ cuối cùng của mình.

    Nhưng vấn đề đối với nước Đức là họ không có các mỏ đá granite như vậy. Thay vào đó, họ đang phải tìm ra giải pháp với những gì mình có trong tay – chôn chất thải phóng xạ giữa những khu vực như đá muối, đất sét và đá granite. Hơn nữa chính phủ Đức cũng không có kế hoạch xuất khẩu các chất thải này sang các quốc gia khác. Dù vậy, các nhà khoa học hy vọng vào năm tới có thể xác định các địa điểm khả thi tại Đức.

    Đối với những chuyên gia truyền thông, họ lại có một nhiệm vụ khác. Làm thế nào để nói với các thế hệ tương lai – khi ngôn ngữ đã hoàn toàn khác biệt – rằng đừng nên động đến các khu vực này.

    Bà Schreurs ví chúng giống như việc thám hiểm các kim tự tháp Ai Cập vậy – "chúng ta cần tìm ra cách nào đó để nói với chúng rằng "tò mò không tốt ở đây"."

    Quyền lực của nhân dân

    Khó khăn của chính phủ Đức trong việc tìm kiếm địa điểm chôn lấp các chất thải chết người này còn chồng chất hơn khi vấp phải sự phản đối từ người dân do thiếu tin tưởng vào khả năng duy trì an toàn cho những kho chứa này của chính phủ Đức.

    Ví dụ, các mỏ muối ở Asse và Morsleben, miền đông nước Đức, dù từng là nơi chứa chất thải phóng xạ mức độ trung bình trong những năm 1960-1970, cũng phải đóng cửa sau khi không đạt được các tiêu chuẩn an toàn hiện đại.

    Đóng cửa toàn bộ nhà máy điện hạt nhân, nước Đức đau đầu tìm chỗ chôn chất thải phóng xạ trong 1 triệu năm - Ảnh 4.

    Những người phản đối các đoàn tàu chở chất thải phóng xạ đến làng Gorleben, đông nước Đức.

    Trong hơn 40 năm nay, những cư dân của ngôi làng Gorleben, vùng Hạ Saxony, đã đấu tranh đến cùng để ngăn việc xây dựng một kho chứa vĩnh cửu cho chất thải cường độ cao ngay trên mảnh đất của họ.

    Trong nhiều thập kỷ qua, đã có vô số các cuộc biểu tình nhằm chống lại các đề xuất về những nơi chôn lấp. Những người biểu tình đã chặn các đường ray tàu hỏa để ngăn những con tàu mà họ gọi là "Chernobyl trên bánh xe" – các container chứa chất thải phóng xạ hướng đến kho chứa tạm thời ở Gorleben.

    Với hơn 400 nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới, đa phần trong số đó đang sắp hết tuổi thọ của mình, việc lưu trữ chất thải phóng xạ sẽ trở nên ngày càng cấp bách hơn. Do vậy, có thể xem nước Đức đang ở vị trí đặc thù để biết chính xác cách xử lý với những chất thải đó sẽ như thế nào. Điều này cũng sẽ trở thành bài học cho những người đi sau để giải quyết thách thức đó.

    Tham khảo CNN

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ