Động vật lưỡng tính kỳ lạ của tự nhiên: một cơ thể sở hữu cả hai cơ quan sinh dục đực và cái

    Thái Bình,  

    Có thể xuất hiện nửa bên này có tinh hoàn, nửa còn lại là buồng trứng.

    Trong đầu năm nay, các tay ngắm chim tại vườn Pennsylvania đã có một màn mãn nhãn khi tìm thấy 1 chú chim hồng y kỳ lạ. Nó sở hữu hai nửa người với hai màu lông khác nhau: một bên màu đỏ anh đào, nửa còn lại màu vàng nâu. Nó được biết đến là 1 gynandromor (loại sinh vật có tính chất lưỡng tính). Mặc dù những loài gynandromor nghe như tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, nhưng chúng có thật, thậm chí rất phổ biến. Chúng rất đặc biệt bởi cơ thể mang đặc điểm thể chất của cả đực lẫn cái.

     photo-1

    Loài bướm xanh gynandromorph (tên khoa học: Polyommatus icarus)

    Cụ thể hơn, con hồng y này thuộc thể song phương. Tức là cơ thể của nó chia làm 2 phần, một nửa có đặc tính cái, nửa còn lại có đặc tính đực. Nhưng đối với thể này, đôi khi các bộ phận sinh dục lại không phân chia đúng vị trí. Tinh hoàn có thể nằm ở nửa bên cái, trong khi buồng trứng lại nằm ở nửa bên đực.

    Có thể bạn sẽ liên tưởng đến “thể khảm giới tính” hay một loại chimera nào đó. Chimera là một từ có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp, đề cập đến một sinh vật mang hai bộ DNA riêng biệt. Từ những năm 1800, các nhà khoa học đã phát hiện gynandromor trong tự nhiên. Chúng được tìm thấy nhiều trong các quần thể côn trùng, giáp xác nhưng loài có được nhiều sự chú ý nhất là chim.

    Động vật lưỡng tính kỳ lạ của tự nhiên: một cơ thể sở hữu cả hai cơ quan sinh dục đực và cái - Ảnh 2.

    2 chú chim gynandromorph, 1 con hồng y và 1 con vẹt.

    Nhưng làm thế nào để sinh ra được một gynandromorph? Các lý thuyết khoa học cũ mô tả quá trình hình thành ruồi giấm gynandromorph: Mất một nhiễm sắc thể giới tính ở giai đoạn nguyên phân hoặc phân chia tế bào. Đối với một số loài như động vật giáp xác, sự mất cân bằng hormone giới tính cũng đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến hình thành gynandromorph.

    Khoa học hiện đại đưa ra cách giải thích khác về sự mất đoạn nhiễm sắc thể, đặc biệt trong trường hợp các loài chim gynandromorph như chú chim hồng y ở trên. Ở chim, nhiễm sắc thể giới tính được gọi là Z và W. Ở con đực là 2 nhiễm sắc thể Z (ZZ) và ở con cái là 1 nhiễm sắc thể Z và một nhiễm sắc thể W (ZW). Khi quá trình phân bào gặp vấn đề, sự thụ tinh có thể tạo thành 1 hợp tử có cả nhiễm sắc thể Z và W. Và vậy là một con chim gynandromorph được sinh ra.

    Ta có thể dễ nhầm lẫn gynandromor với các sinh vật lưỡng tính, nhưng có sự khác biệt giữa hai loại động vật này. Các sinh vật lưỡng tính có toàn bộ mô là lưỡng tính trên khắp cơ thể. Mặt khác, gynandromor chứa mô đa dạng di truyền, khiến một số tế bào trong gynandromor là cái và một số là đực.

    Tóm lại, động vật có thể có cả nửa đực và cái. Và sự hiếm gặp của chúng khiến chúng ta luôn cảm thấy thú vị khi bắt gặp chúng.

    Nguồn: howstuffworks.com

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ