Dự án Erasmus: Soi đèn vào smartphone, giao diện người dùng biến đổi theo như ảo thuật
Một sáng kiến tuyệt vời, tạo cảm giác như các giao diện trên smartphone là các đồ vật ngoài đời thật vậy.
Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) có lẽ sẽ phải được hoàn thiện trong nhiều năm nữa, nhưng ta hoàn toàn có thể ứng dụng một vài điểm hay của công nghệ này vào smartphone hiện nay để tăng chất lượng sử dụng. Một ví dụ tuyệt vời đó là "Dự án Erasmus", được phát triển bởi Bob Burrough - cựu kĩ sư cấp cao của Apple, đã từng tham gia vào rất nhiều dự án làm thay đổi diện mạo của hãng này.
Dự án cho phép smartphone có thể biến đổi UI (giao diện người dùng) theo không gian xung quanh, cụ thể hơn là ánh sáng. Để dễ tưởng tượng, Erasmus có hiệu ứng giống với hình nền động đã được áp dụng trên iPhone, giúp cho chúng có cảm giác như đang 'nổi' trên màn hình, nhưng thay vì sử dụng cảm biến chuyển động thì ông sử dụng cảm biến ánh sáng.
Video giới thiệu về dự án Erasmus bởi Bob Burrough
Ví dụ ta chiếu một nguồn sáng mạnh vào, các thành phần trên màn hình sẽ sáng lên, và có điểm 'cháy sáng' giống hệt với những sự vật ngoài đời, hay khi vào điều kiện ánh sáng mềm hơn thì các yếu tố sẽ phẳng hơn. Công nghệ này cũng có thể tính toán được vị trí của nguồn sáng, và tạo hiệu ứng đổ bóng theo đúng hướng nhất có thể. Và kết quả cuối cùng thì thật 'ảo diệu', khi các nút bấm ảo, thanh trạng thái bỗng trở nên 3D, cho cảm giác như chúng cũng là những đồ vật thật và ta có thể dùng tay để 'nắm' lấy.
Chân dung Bob Burrough - cựu kĩ sư cấp cao tại Apple
Để đạt được hiệu ứng này Bob Burrough sử dụng một ống kính mắt cá (fish-eye) để thu nhận ánh sáng của môi trường xung quanh. Phần mềm sẽ dùng các giá trị ánh sáng để điều khiển các giao diện theo, tạo hiệu ứng sáng và bóng đổ. Cách làm rất đơn giản, nên bất cứ hãng smartphone nào cũng có thể áp dụng vào sản phẩm của mình.
Trở ngại duy nhất đó là vấn đề tiêu tốn pin, khi thêm các thành phần đồ họa thì chắc chắn sẽ làm máy tiêu đốn điện. Nhưng ông cũng cho rằng hiệu ứng sẽ có thể áp dụng hiệu quả và không tốn quá nhiều pin. Đây là một ý tưởng hay, nhưng liệu trong tương lai có hãng nào sử dụng hay không vẫn là một dấu hỏi lớn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming