Dù có IPO với giá trị cao nhất thế giới, Xiaomi vẫn sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi gia nhập thị trường Mỹ
Dù là một trong những nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, Xiaomi vẫn là một cái tên xa lạ với người tiêu dùng tại Mỹ.
Xiaomi đang chuẩn bị cho ra mắt một trong những IPO lớn nhất của năm, tuy nhiên hãng điện thoại này có thể vẫn sẽ gặp phải nhiều khó khăn nếu muốn bán sản phẩm của mình tại Mỹ.
Xiaomi hiện đang là hãng sản xuất smartphone lớn thứ tư của thế giới, theo Gartner, chỉ đứng sau Samsung, Apple và Huawei. IPO của hãng có thể kêu gọi được 10 tỷ USD, và điều này sẽ khiến công ty được định giá ở mức 100 tỷ USD, biến nó trở thành một trong những IPO lớn nhất từ hồi Alibaba ra mắt IPO.
Công ty cũng hy vọng sẽ gia nhập được thị trường Mỹ trong tương lai. Tuy nhiên, đây là những lí do và điều này sẽ không dễ dàng cho Xiaomi:
Thị trường điện thoại tại Mỹ đã bão hoà
Gartner cho biết trong tháng hai, doanh số bán smartphone toàn cầu đã giảm đi 5,6% trong quý IV của năm 2017, cho thấy người dùng không còn mua hay nâng cấp điện thoại nhanh như trước kia. Đây là lần đầu tiên thị trường thuyên giản, kể từ năm 2004.
Nước Mỹ là một trong những thị trường smartphone trưởng thành nhất, vì thế những người chơi lớn đang nhăm nhe đi tìm chỗ chơi khác để tìm kiếm tăng trưởng, như tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hoặc Mỹ Latinh.
Tuy nhiên, người tiêu dùng Mỹ cũng đang muốn các thiết bị mà không phải của Samsung hay Apple, những nhà lãnh đạo tại thị trường này. Vì thế, chí ít Xiaomi có chỗ để cạnh tranh, nhất là khi hãng luôn bán ra những chiếc điện thoại cao cấp với giá thành rẻ hơn của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, công ty vẫn còn nhiều trở ngại phía trước.
Các cơ quan tình báo Mỹ hoài nghi về các thương hiệu smartphone của Trung Quốc
Các cơ quan tình báo Mỹ đã cảnh báo người tiêu dùng về các thương hiệu smartphone Trung Quốc, bao gồm Huawei và ZTE. Các nhà bán lẻ như Best Buy cũng đã bắt đầu ngừng bán điện thoại Huawei.
Hiện vẫn chưa rõ rằng liệu Xiaomi có đạt được kết quả khả quan hơn Huawei hay ZTE không. Lenovo là một thương hiệu hiếm hoi của Trung Quốc mà không phải chịu sự chỉ trích từ phía chính phủ Mỹ.
Cuộc chiến thương mại có thể nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc
Mỹ đang có nguy cơ phải đối mặt với một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, và điều này chắc chắn sẽ làm tăng giá của các thiết bị được nhập khẩu vào Hoa Kỳ, bao gồm cả điện thoại.
Tuy nhiên, Xiaomi vẫn có khả năng có thể cạnh tranh được ở Mỹ, ngay cả khi có thuế quan áp đặt lên các sản phẩm của hãng.
Peter Richardson, giám đốc tại Counterpoint Research chia sẻ: "Xiaomi có lợi nhuận siêu mỏng tại tất cả các thị trường của hãng. Chủ tịch và CEO của Xiaomi, ông Lei Jun, đã cam kết công khai là sẽ không bao giờ thu về hơn 5% lợi nhuận ròng sau thuế từ các sản phẩm phần cứng của công ty. Kể cả khi giá thành có bị tăng do thuế quan, vẫn có khả năng là sản phẩm của công ty vẫn có giá tốt nếu cân nhắc về thông số kĩ thuật của sản phẩm."
Việc thiết lập mối quan hệ đối tác với nhà mạng tại Mỹ là rất khó
Rất là khó để các hãng smartphone mới có thể thiết lập mối quan hệ đối tác với các nhà mạng của Mỹ, bao gồm AT&T, Verizon, Sprint và T-Mobile.
Đó cũng chính là lí do Lenovo mua lại Motorola Mobility từ Google vào năm 2014. Lenovo đã đề cập đến 2 lí do dẫn đến thương vụ mua lại này, bao gồm "mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các nhà mạng" và "sự hiện diện mạnh mẽ tại Mỹ" của Motorola.
Các nhà sản xuất điện thoại khác như One Plus, Huawei và Blu cũng đã phải quay sang các cửa hàng như Amazon để bán smartphone. Kể cả các thiết bị mới từ các tên tuổi có tiếng trong thị trường, như chiếc Essential phone từ cha đẻ của Android, Andy Rubin, cũng chỉ được mỗi nhà mạng Sprint chọn bán.
Richardson nhận định: "Thị trường điện thoại tại Mỹ bị kiểm soát chặt chẽ bởi các nhà mạng. Để có được phân phối với nhà mạng, họ cần phải được nhà mạng chấp thuận, thông qua một quá trình kiểm tra nghiêm ngặt và tốn kém. Xiaomi sẽ cần phải đầu tư vào khoản này. Nếu họ chỉ chọn đánh vào thị trường mở, cơ hội thị trường của công ty sẽ bị cắt giảm nghiêm trọng. Nếu Xiaomi thành công trong việc vượt qua bài kiểm tra của nhà mạng, họ sẽ phải tìm cách tuân thủ theo những quy định của nhà mạng để xâm nhập thị trường. Điều này khá là khác so với quá trình mà Xiaomi thường dùng, mặc dù công ty cũng đang thích nghi khá nhanh với các thị trường khác nhau khi họ mở rộng ra quốc tế."
Moorhead nghĩ rằng Xiaomi sẽ có thể thiết lập được các mối quan hệ đó. Ông nhận định: "Do Xiaomi sử dụng bộ vi xử lý của Qualcomm và không bán thiết bị mạng, tôi không nhìn thấy các vấn đề với các nhà mạng."
Thương hiệu
Xiaomi hiện vẫn chưa có tên tuổi tại Mỹ. Mặc dù công ty đã tạo được tiếng tăm do bán được những chiếc điện thoại tốt với giá rẻ tại các thị trường khác, người dùng Mỹ vẫn chưa biết về điều này.
Richardson cho biết: "Xiaomi là một thương hiệu nổi tiếng của Trung Quốc và có sự hiện diện mạng mẽ tại nhiều thị trường khác ở châu Á, như Ấn Độ. Tuy nhiên, đây là một thương hiệu mà không được biết đến nhiều tại Mỹ, vì thế họ sẽ cần phải đầu tư nỗ lực đáng kể để phát triển nhận thức và tín nhiệm của người dùng."
Tham khảo CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI