Thật dai dẳng và xấu xí, bảo sao Internet đang bảo nhau xóa Facebook là như vậy.
Aleksandra Korolova đã tắt quyền theo dõi vị trí của Facebook bằng mọi cách có thể. Cô tắt lịch sử địa điểm trên ứng dụng Facebook cũng như iPhone, không check-in ở những nơi mình tới, thậm chí không công khai thành phố đang ở trên profile.
Bỏ qua mọi nỗ lực đó, Aleksandra vẫn nhìn thấy quảng cáo dựa vào vị trí người dùng trên Facebook.
Cô thấy mình bị liệt vào tệp "những người sống gần Santa Monica" và "những người đang/đã sống gần Los Angeles" (đúng thế thật, khi cô đang làm trợ lý giáo vụ ở Đại học Nam California). Khi đến chơi vườn quốc gia Glacier, cô nhìn thấy quảng cáo về những hoạt động/dịch vụ ở Montana. Điều này diễn ra liên tục, tùy vào vị trí của Aleksandra.
Facebook tiếp tục "ám quẻ", dù cô đã nỗ lực cho ứng dụng này biết mình không muốn điều đó.
Việc này khiến Aleksandra khó chịu, cô đem câu chuyện của mình lên Medium. Đặc biệt, cô là người từng nghiên cứu tác hại về quyền riêng tư, liên quan đến quảng cáo trên Facebook, bao gồm cả cách nó thu thập dữ liệu về sở thích, thói quen của người dùng (mà cô và đồng tác giả Irfan Faizullabhoy, đã nhận được 2000 USD tiền thưởng từ Facebook).
Aleksandra cho rằng, Facebook biết được vị trí thông qua địa chỉ IP mà cô dùng để đăng nhập, điều mà Facebook bao biện vì lý do an ninh. Như New York Times đã đưa tin, rất nhiều các ứng dụng đang theo dõi người dùng với độ chi tiết đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, dù tắt hết quyền truy cập địa điểm trên smartphone, bạn vẫn bị ám như thường vì sử dụng Wifi hoặc để lộ IP.
Khi được hỏi về vấn đề này, Facebook nói rằng họ làm chính xác những gì mà Google đã làm nhiều năm qua và đó là việc hoàn toàn bình thường, người dùng rõ ràng có thể biết những điều này nếu đọc kỹ thông tin.
Chưa hết, Facebook khẳng định không sử dụng dữ liệu Wifi để xác định vị trí người dùng để lắp quảng cáo nếu đã tắt Location Service, một người phát ngôn của Facebook cho biết qua email.
Về Thông tin cơ bản về quyền riêng tư, Facebook đưa ra lời khuyên cho cách quản lý quyền riêng tư của bạn, liên quan đến vị trí nhưng nói rằng bất kể bạn làm gì, Facebook vẫn có thể hiểu được vị trí của bạn bằng cách sử dụng những thứ như... thông tin về kết nối Internet của bạn. được nhắc lại trên “where you connect to the Internet” trong "about Facebook Ads."
Bản chất, khi sử dụng một địa chỉ IP để truy cập Internet, bạn đã tiết lộ cơ số thông tin (có thể ẩn IP bằng Tor hoặc VPN).
Nhiều công ty đã lập bản đồ vị trí chỉ bằng địa chỉ IP dù đôi lúc không chính xác, chủ yếu để cá nhân hóa dịch vụ mà ta muốn sử dụng. Trong bối cảnh đó, Facebook sử dụng thông tin kiểu này để quảng cáo không phải điều gì quá bất thường.
Câu hỏi đặt ra là, liệu Facebook có nên được giữ quyền thu thập thông tin cao như vậy trực tiếp từ người dùng hay không? Rõ ràng, chúng ta không thể bảo Facebook rằng "này, chấm dứt việc theo dõi để phát quảng cáo đi", và kể cả có nói được, nó sẽ không bỏ qua cho chúng ta.
Điều nghiêm trọng là, việc lén lút thu thập hết thông tin có thể mở đường cho quảng cáo có hại trên Facebook, nhắm vào người dùng khi họ dễ bị tổn thương hoặc, vô tình đưa ra thông điệp quấy rối và phân biệt đối xử.
Làm thế nào bây giờ? Không dùng ứng dụng Facebook trên smartphone hoặc, nghỉ chơi Facebook thôi, thật là quá đà.
Tham khảo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"
Không chỉ là một mô hình AI mới, sự ra đời của Gemini 2.0 còn được Google xem như là cột mốc chuyển giao sang thời đại của các "tác nhân AI".
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI