Dù Messi hay Mbappe nâng cao cúp vàng World Cup, đây là cách nền kinh tế của họ được hưởng lợi từ chức vô địch
Lịch sử cho thấy trở thành đội bóng mạnh nhất hành tinh không chỉ mang lại vinh quang trên sân cỏ mà còn tạo ra lực đẩy cho cả nền kinh tế tăng trưởng.
- Tỉnh lại sau hôn mê, cô gái như biến thành người khác trong thân xác của chính mình
- Cá mập Greenland: Một sinh vật bí ẩn và hấp dẫn đại dương
- Những con số thống kê đáng chú ý trước trận chung kết World Cup 2022
- Giải mã thân phận Adam Warlock, nhân vật mạnh nhất nhì vũ trụ Marvel chuẩn bị bước lên màn ảnh lớn
- Gã "giang hồ mạng" bị ghét bỏ nhất Internet năm 2022: Từ kẻ vô danh thành thần tượng giới trẻ, hiểm họa của cả thế hệ mới lớn
Những bằng chứng khó chối cãi từ lịch sử
Trong 4 tuần qua, cả thế giới đổ dồn mọi sự chú ý vào các sân cỏ ở Qatar để chứng kiến những màn thi đấu đỉnh cao giữa 32 đội bóng xuất sắc nhất hành tinh. Tối nay, 18/12, bữa tiệc bóng đá sẽ đạt tới đỉnh điểm khi một trong hai đội Pháp hoặc Argentina sẽ nâng cao chiếc cúp vàng chiến thắng.
Với vai trò nước chủ nhà đồng thời cũng là quốc gia nhỏ nhất đăng cai tổ chức World Cup, Qatar chắc chắn sẽ cần nhiều năm để vật lộn với "di sản" mà giải đấu để lại. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc đăng cai một sự kiện như World Cup sẽ tạo ra tác động ngắn hạn với nền kinh tế nước chủ nhà.
Tuy nhiên, điều ít được nhắc tới hơn là ý nghĩa của chiếc cúp vàng với nền kinh tế của quốc gia có đội bóng đăng quang ngôi vô địch. Chúng ta chẳng khó khăn gì khi hình dung ra niềm vui ngập tràn ở Argentina hoặc Pháp khi đội bóng của họ chiến thắng. Đó sẽ là những màn ăn mừng xuyên đêm và niềm vui ngây ngất. Thế nhưng, đó chưa phải tất cả.
Niềm hân hoan, vui sướng đó còn được chuyển hóa thành những phẩn thưởng hữu hình với nền kinh tế. Một thống kê được thực hiện trong 30 năm qua với các đội vô địch - (Brazil (1994, 2002), Pháp (1998, 2018), Ý (2006), Tây Ban Nha (2010) và Đức (2014) - càng khẳng định điều này.
Hầu hết các quốc gia vô định World Cup đều trải qua giai đoạn phát triển kinh tế ngắn hạn. Tây Ban Nha vô địch giữa khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng nền kinh tế vẫn hưởng lợi. 6 trong số 7 giải đấu, quốc gia vô địch World Cup có tốc độ tăng trưởng GDP trong năm đó cao hơn so với năm trước và năm sau vô địch.
Ví dụ, năm 1994, Brazil đạt tốc độ tăng trưởng 5,9%, cao hơn nhiều so với năm 1993 và 1995. Điều tương tự cũng lặp lại với Brazil vào năm 2002 khi tốc độ tăng trưởng của đất nước là 3,1%, bỏ xa mức tăng trưởng 1,4 và 1,1% được ghi nhận lần lượt vào các năm 2001 và 2003.
Tối nay sẽ là trận chung kết thứ 4 của Pháp trong giai đoạn 30 năm qua. Năm 1998, khi quốc gia này lần đầu tiên giành chức vô địch World Cup trong giải đấu mà chính họ đăng cai, nền kinh tế này đã tăng trưởng 3,6%, cao hơn so với các năm 1997 và 1999. Pháp lại một lần nữa đăng quang vào năm 2018 nhưng lần này, tốc độ tăng trưởng của họ lại bị giảm so với năm trước. Cụ thể, năm 2017, GDP Pháp tăng trưởng 2,3% nhưng đến năm 2018, con số chỉ còn 1,9%.
Tuy nhiên, trường hợp của Pháp là hãn hữu. Italy vô địch năm 2006 và nền kinh tế của nước này tăng trưởng 1,8%, vượt qua mức tăng 0,8% của năm 2005 và 1,5% của năm 2007. Nền kinh tế Đức cũng gặt hái được thành tựu tương tự sau khi giành chức vô địch năm 2014. Cụ thể, họ tăng trưởng 2,2%, bỏ xa mức tăng 0,4% của năm 2013 và 1,5% của năm 2015.
Ngay cả Tây Ban Nha, đội vô địch năm 2010 – khi mà kinh tế toàn cầu đang suy thoái - dường như cũng được hưởng lợi. Số liệu cho thấy nền kinh tế của họ tăng trưởng 0,2% trong năm đó, cao hơn 4 điểm phần trăm so với năm trước và nhiều hơn 1 điểm phần trăm so với năm 2011.
Cúp vàng có phải "tiên dược" của nền kinh tế?
Tuy nhiên, liệu vô địch World Cup có phải là lý do thực sự giúp các con số tăng trưởng được cải thiện hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?
Trong một phân tích năm 2014, Allen St John của Forbes viết rằng: "Trong những tháng sau khi vô địch World Cup năng suất lao động ở các quốc gia đó tăng lên nhưng chỉ duy trì được trong thời gian ngắn. Dẫu vậy, hãy nhìn nó như một ‘cơn sốt ngọt ngào’ bao phủ cả nền kinh tế, với mức hứng khởi tăng đột biến trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, sự hưng phấn đó sẽ ngay lập tức chạm đáy sau đó".
Cũng không quá khó để tưởng tượng về "cơn sốt ngọt ngào" này. Hãy hình dung những người thắng cược ngất ngây trong các quán rượu và nhà hàng nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần sau chiến thắng hay các chủ doanh nghiệp, các nhãn hàng cố gắng tạo dựng niềm tin và vị thế bằng các thực hiện những chiến dịch tài trợ, quảng bá táo bạo mà họ chưa từng thử trước đó.
Tuy nhiên, những nghiên cứu mang tính học thuật lại chỉ ra một góc nhìn khác. Kết quả nghiên cứu mà Đại học Surrey thực hiện trước thềm World Cup 2022 cho thấy sự phục hồi GDP sau chiến thắng ở World Cup phần lớn có thể là do xuất khẩu tăng thay vì tiêu dùng hoặc đầu tư trong nước.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng sự gia tăng GDP trong 2 quý đầu tiên sau chiến thắng liên quan mật thiết tới sức mạnh các thương hiệu quốc gia được lan tỏa mạnh mẽ cùng với hào quang sân cỏ. Điều này thúc đẩy đáng kể mức độ phổ biến của hàng hóa xuất khẩu.
"Bằng chứng đã củng cố suy đoán việc giành chiến thắng ở một sự kiện thể thao lớn nhát hành tinh có nhiều khả năng tác động đến chu kỳ kinh doanh", Marco Mello, tác giả của nghiên cứu – người so sánh số liệu của quốc gia chiến thắng với các nước khác, cho hay.
Tham khảo: DW
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín