Dù mới xuất hiện 10 năm nhưng iPhone là kẻ tiên phong tạo ra ngành công nghiệp trị giá 600 tỷ USD
Ngoài ra, iPhone cùng các smartphone khác còn giúp phát triển nhiều ngành, loại hình kinh doanh khác.
Sau một thập kỷ kể từ ngày chiếc iPhone đầu tiên được trình làng, 9/1/2017, thị trường smartphone đã đạt giá trị 600 tỷ USD.
Smartphone trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người, phục vụ nhiều mục đích như giải trí, lướt web, làm việc... Bên cạnh đó, smartphone còn tạo đà phát triển cho dịch vụ mới như những ứng dụng thanh toán di động, gọi xe...
Ngành kinh doanh mới, cơ hội mới
Mặc dù thị trường smartphone đã bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành nhưng smartphone vẫn tiếp tục châm ngòi cho các loại hình kinh doanh mới. Uber, dịch vụ gọi xe, chỉ là một trong những dịch vụ từ giấc mơ trở thành hiện thực nhờ sự phổ biến của smartphone.
Khi iPhone "chào sân" vào năm 2007, nó cơ bản là một chiếc điện thoại di động kết hợp một máy nghe nhạc. Nhưng càng ngày mạch bán dẫn càng nhỏ hơn, mạnh mẽ hơn nên smartphone bắt đầu chiếm lĩnh thị trường của máy tính, camera kỹ thuật số, hệ thống điều khiển xe và máy chơi game cầm tay.
Sáng lập Apple, Steve Jobs, người đã qua đời vào năm 2011, đã nhận ra rằng con chip là chìa khóa cải thiện hiệu suất iPhone. Ông đã quyết định tự thiết kế chip, đặt nền móng cho sự tiến hóa mỗi năm của iPhone. Hơn 1 tỷ iPhone đã được bán ra kể từ năm 2007 tới nay.
Thành công của Apple đã thúc đầy nhiều công ty khác ra mắt các mẫu smartphone của riêng mình. Theo hãng nghiên cứu thị trường Statista của Đức, thị trường đã đạt mức 420 tỷ USD cho thiết bị và 88 tỷ USD cho ứng dụng vào năm 2016. Trong khi đó, hãng phân tích eMarketer của Mỹ dự đoán rằng trong năm 2016 thị trường quảng cáo di động toàn cầu đã vượt mức 100 tỷ USD. Ngành công nghiệp smartphone thậm chí còn lớn hơn nếu tính cả các dịch vụ chưa được đưa vào thống kê trên như dịch vụ gọi xe và thương mại điện tử.
Không chỉ trở thành thiết bị công nghệ thông tin dẫn đầu trong thị trường tiêu dùng trong thập kỷ qua, smartphone còn đang tiếp tục thay đổi cách con người sống và làm việc. CEO Salesforce Marc Benioff dùng smartphone để xử lý mọi việc cơ bản khi rời khỏi văn phòng như trả lời email và đọc tài liệu. Benioff cho biết ông không dùng máy tính bởi các khách hàng của ông làm việc phần nhiều bằng smartphone.
Tương lai sẽ ra sao?
Sự phát triển của các dịch vụ có sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể đe dọa sự thống trị của smartphone.
Echo của Amazon là một thiết bị trí tệ nhân tạo cho phép bạn dùng lệnh giọng nói để điều khiển các thiết bị gia dụng, chẳng hạn như các thiết bị âm thanh và ánh sách. Bên cạnh đó, với công nghệ điện toán đám mây, Echo còn có thể tìm kiếm nhạc, đọc tin tức và trả lời những câu hỏi mà bạn đưa ra. Doanh số của Echo đã đạt mốc 5 triệu chiếc và một trong những đặc điểm khiến Echo bán chạy chính là khả năng cho phép người dùng điều khiển các thiết bị trong nhà mà không cần tới smartphone.
Startup Mỹ có tên Brain of Things đã phát triển một mô hình nhà thông minh tích hợp AI. Khi chủ nhân về nhà, rèm cửa sẽ tự động được thu vào, cửa trước tự động mở ra. Hợp tác với một công ty bất động sản, Brain of Things dự tính bán 20.000 ngôi nhà như thế vào cuối năm nay.
Theo Nikkei Asia Review
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI