Dùng hình ảnh gương mặt của hàng trăm triệu người dân Trung Quốc, CEO 31 tuổi tạo nên startup trị giá 3,5 tỷ USD
Face++ có thể xác định và theo dõi các cá nhân sử dụng hình ảnh từ hơn 170 triệu camera an ninh của Trung Quốc.
Khi có người đến trụ sở của Megvii Technology ở Bắc Kinh, một camera sẽ quét gương mặt của họ và nếu người đó là nhân viên công ty, thông tin của họ sẽ được hiển thị trên màn hình gần đó chỉ trong vòng vài giây.
Ở căn phòng bên cạnh, một màn hình khác đang hiển thị các cảnh quay từ thang máy tòa nhà và đường phố xung quanh. Phần mềm của Megvii ngay lập tức xác định người đi đường bằng cách gắn thẻ họ theo giới tính, phương tiện và thậm chí là màu sắc và phong cách ăn mặc của họ.
Điều khiển hệ thống này là phần mềm Face , đứa con tinh thần của Yin Qi và hai người bạn cùng lớp tại Đại học Thanh Hoa là Yang Mu và Tang Wenbin. Họ ra mắt Megvii năm 2011. Bộ ba đã xây dựng một nền tảng tốt ở Trung Quốc với một số khách hàng nổi bật như Ant Financial, Sina Weibo, Vivo và Didi Chuxing. Hiện họ đang có kế hoạch phát triển trên quy mô toàn cầu sau khi huy động được 500 triệu USD vào tháng 12 năm ngoái. Kế hoạch của Yin là tung ra các dự án Megvii trong năm nay tại châu Âu, Nhật Bản, Trung Đông, Mỹ và Đông Nam Á.
Ngoài ra, Yin cũng nhắm tới lĩnh vực smartphone, logistic và thành phố thông minh. Tháng 1 vừa qua, Megvii tuyên bố sẽ đầu tư 296 triệu USD để phát triển công nghệ cho ngành công nghiệp logistic toàn cầu như robot hỗ trợ AI (trí tuệ nhân tạo), cảm biến và vận hành hệ thống. Để hỗ trợ kế hoạch này, năm ngoái Megvii đã mua lại công ty công nghệ robot Ares ở Bắc Kinh với số tiền không được tiết lộ.
Công nghệ nhận diện gương mặt hiện đại của Megvii.
Một trong những khách hàng lớn nhất của Megvii là chính phủ Trung Quốc. Công ty của Yin cung cấp trí tuệ nhân tạo đằng sau sự giám sát kỹ thuật số mà chính quyền Trung Quốc sử dụng để quản lý dân số lên đến hàng tỷ người của mình.
Face có thể xác định và theo dõi các cá nhân sử dụng hình ảnh từ hơn 170 triệu camera an ninh của Trung Quốc. Tại thành phố Vô Tích, công nghệ trên đã giúp các nhà chức trách xác định và bắt giữ 10 nghi phạm năm 2015.
Trong khi sự tăng cường sự giám sát đối với người dân của Trung Quốc đang gây tranh cãi, Yin khẳng định Megvii hoàn toàn hợp pháp và các nhà đầu tư liên kết với chính phủ chỉ sở hữu cổ phần nhỏ trong công ty. Ngoài ra, sự phụ thuộc vào các hợp đồng với chính phủ của họ cũng bị phóng đại.
Yin đã đi được một chặng đường dài kể từ khi xuất hiện trong danh sách 30 Under 30 của Forbes tại châu Á năm 2016. Định giá Megvii ở thời điểm hiện tại khoảng 3,5 tỷ USD và có thể họ sẽ IPO trong năm nay.
Công ty đã thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiếng. Ant Financial, một công ty liên kết của tập đoàn Alibaba và công ty fintech có giá trị cao nhất thế giới đã đầu tư một khoản tiền không được tiết lộ vào Megvii năm 2017. Những đơn vị như Ant Financial hay Foxconn Technology sẽ giúp Megvii cạnh tranh hiệu quả hơn với các đối thủ, trong đó có công ty Yitu (Thượng Hải) và SenseTime (Hong Kong) – công ty trí tuệ nhân tạo đắt giá nhất thế giới với định giá khoảng 4,5 tỷ USD.
Căng thẳng thương mại với Mỹ có xu hướng leo thang và sự nghi ngờ ngày càng tăng với các công ty công nghệ Trung Quốc tuy là thách thức không nhỏ nhưng Yin vẫn rất lạc quan: "Bản thân công ty công nghệ cũng chỉ là đóng vai trò trung lập. Cũng như tất cả mọi người, chúng tôi luôn hướng tới toàn cầu hóa và môi trường kinh doanh công bằng".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI