Đừng mơ sớm được đi Hyperloop vì nó sẽ được dùng để vận chuyển hàng hóa chứ không phải con người
Tin buồn với những ai đam mê được du hành trên Hyperloop: công nghệ này có thể sẽ được áp dụng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa chứ không phải phục vụ nhu cầu di chuyển của con người.
Những hình ảnh này có thể sẽ trở thành hiện thực, nhưng chưa phải trong tương lai gần
Công nghệ Hyperloop ra đời khiến con người cảm thấy ước mơ di chuyển “nhanh như chớp” đã trở thành hiện thực. Nhưng đây là tin buồn với những ai đam mê được du hành trên Hyperloop: công nghệ này có thể sẽ được áp dụng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa chứ không phải phục vụ nhu cầu di chuyển của con người. Hyperloop One của Elon Musk thực sự là một cuộc cách mạng, một phương thức vận tải mang tính đột phá, nhưng nó sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn nếu dùng để chở hàng hóa.
Buổi thứ nghiệm thành công Hyperloop trên sa mạc Nevada
Các phương tiện truyền thông đã tung hô lần chạy thử thành công của Hyperloop One trên sa mạc Nevada. Tuy nhiên, chính công ty này trước đây đã từng cho biết: chở hàng mới là phương án vận chuyển ưu tiên hàng đầu của tàu chân không chứ không phải là chở khách. Các công ty khác như Hyperloop Transportation Technologies ở Slovakia và Transpod ở Toronto, Canada cũng có chung ý kiến như vậy.
Bạn có thể thấy thất vọng tràn trề, nhưng suy cho cùng thì tất cả đều là bài toán kinh tế mà thôi. Hãy lấy ví dụ: tại các cảng lớn nhất của Mỹ ở Long Beach và Los Angeles – nơi tiếp nhận hơn 1/3 lượng hàng nhập khẩu vào Mỹ, mỗi ngày có hơn 13.000 xe tải vận hành liên tục. Số xe tải này sử dụng khoảng 250 triệu lít xăng mỗi năm chỉ để phục vụ bốc dỡ và vận chuyển hàng hóa từ các container ở cảng tới các nhà kho và ga xe lửa gần đó. Lượng nhiên liệu này đủ cho một con tàu vũ trụ thực hiện 100 chuyến bay đến mặt trăng và trở lại.
Lượng xe tải khổng lồ ra vào mỗi ngày tại cảng Los Angeles
Vì vậy, các công ty vận tải muốn áp dụng giải pháp: dùng tàu chân không với thiết kế đặc biệt để vận chuyển những chiếc container 12 m trong những đường ống khổng lồ với tốc độ 2.500 km/h từ cảng tới thẳng các kho hàng ở khắp nơi trên thế giới. Năng lượng dùng để vận hành tàu chân không được cấp từ những tấm pin mặt trời gắn ở mặt ngoài của đường ống còn lượng điện dư thừa được tích trữ trong các bình ắc-quy.
Việc xây dựng một đoạn đường ống Hyperloop độ dài 50 km sẽ tốn nửa tỷ USD, và để hoàn vốn thì tàu Hyperloop sẽ phải vận chuyển lượng hàng hóa tương đương 300 xe tải (chi phí phục vụ mỗi một xe tải là 180000 USD mỗi năm) trong 10 năm.
Mỗi ngày có khoảng 11000 container cập cảng Los Angeles
Mỗi ngày có khoảng 11000 container cập cảng Los Angeles. Nếu tàu chân không hoạt động với tần suất một container 12 m/mỗi 10 phút thì Hyperloop sẽ vận chuyển được 144 container/ngày. Thời gian giao hàng tới kho cách đó 50 km chỉ mất có 2,5 phút. Do đó sẽ cần phải xây dựng thêm nhiều nhà ga với những hệ thống bốc xếp hàng hóa tốc độ cao. Khi đó xe tải vẫn còn được sử dụng, nhưng vai trò đã nhỏ đi rất nhiều.
Với số lượng khách mỗi chuyến thế này thì giá vé sẽ đắt khó tưởng, và thời gian thu hồi vốn có lẽ phải trên 3 con số
Trong khi vận chuyển hành khách hiện tại vẫn còn gặp rào cản về an toàn sức khỏe của con người khi di chuyển với vận tốc lớn, và thời gian thu hồi vốn quá lớn so với vận tải hàng hóa thì việc các công ty ưu ái dành Hyperloop cho chở hàng là điều dễ hiểu.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng như vậy sẽ tiêu tốn hàng tỷ đô la và là khoản đầu tư dài hạn. Nhưng nếu tính cả những tác động tích cực (chắc chắc sẽ rất đáng kể) mà nó mang đến cho môi trường thì Hyperloop hứa hẹn sẽ đem lại lợi ích lớn hơn nhiều so với xe tải.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"