Đừng quên rằng bạn có thể học để sở hữu trí nhớ siêu năng lực: nhớ 500 từ trong 5 phút chỉ là chuyện nhỏ
Bạn có thể theo dõi quá trình biến chuyển từ một bộ não “cá vàng” trở thành bộ não nhà vô địch.
Một vận động viên thi đấu trong cuộc thi trí nhớ trông chẳng khác gì người bình thường. Họ thậm chí gầy gò hơn bạn, chạy chậm hơn và không chơi bóng rổ giỏi bằng bạn. Thế nhưng, khi bước vào những cuộc cạnh tranh não bộ, ví dụ như ghi nhớ 500 chuỗi ký tự trong vòng 5 phút, họ mới lộ diện ra mình là những người có bộ não siêu phàm.
Những câu hỏi từng làm đau đầu các nhà khoa học: Liệu trí nhớ của những nhà vô địch này là bẩm sinh hay do luyện tập? Và liệu cấu trúc não bộ của những vận động viên trí nhớ có khác người bình thường? Hóa ra, các nhà khoa học từng kết luận, bất kể ai cũng đều có thể sở hữu bộ não của những nhà vô địch.
Nhưng bằng cách nào? Mới đây, một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Neuron đã chứng minh chắc chắn: Việc học theo và áp dụng thành công kỹ thuật của các vận động viên trí nhớ sẽ tạo ra những thay đổi quy mô lớn trong não bộ. Bởi vậy, nếu kiên trì thì những người "não cá vàng" cũng có thể trở thành nhà vô địch.
Một vận động viên trí nhớ đang chuẩn bị xếp những lá bài của anh
Nhóm nghiên cứu được dẫn dắt bởi Phó giáo sư Martin Dresler, một nhà khoa học thần kinh và nhận thức tại Đại học Radboud, Hà Lan. Ông và nhóm của mình đã sử dụng những bài kiểm tra, kết hợp với hình ảnh quét sâu vào bên trong não bộ của những nhà vô địch trí nhớ, để so sánh họ với một nhóm người bình thường khác.
Kết quả cho thấy những vận động viên trí nhớ có một số mô hình kết nối rất đặc biệt trong não bộ. Đó là thứ mà nhóm người bình thường không hề có. Tuy nhiên, khi những người bình thường được đưa vào một chương trình huyến luyện trí nhớ trong vài tuần, họ đã cải thiện được đáng kể kỹ năng ghi nhớ.
Đồng thời với đó, các mô hình kết nối đặc biệt trong não, tương tự như ở những vận động viên, cũng bắt đầu xuất hiện. Đáng chú ý, đó là kết quả của một đợt huyến luyện chỉ vài tuần, chứ không phải hàng năm.
Thực tế, rất nhiều người trong số chúng ta luôn luôn học hỏi và trau dồi những kỹ năng mới, trong suốt cuộc đời chứ không phải chỉ dừng lại khi kết thúc những năm học đại học. Các nhà khoa học vẫn thường tự hỏi rằng: Liệu não bộ của chúng ta có thay đổi gì không nếu trải qua những quá trình học tập khi đã trưởng thành như vậy?
Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra, việc học thêm một vài kỹ năng thực sự đã gây thay đổi đến não bộ. Chẳng hạn như nghiên cứu chứng minh những người lái xe taxi ở London đã cải thiện được lượng chất xám trong vùng hồi hải mã (một vùng não bộ liên quan đến trí nhớ), khi họ học được những kỹ năng để không bao giờ mất phương hướng trong mê cung những giao lộ của thành phố.
Liệu não bộ có thay đổi gì không khi trải qua những quá trình học tập ở thời điểm đã trưởng thành?
Dresler và các đồng nghiệp đã cùng hợp tác với Boris Konrad, một nhà huấn luyện trí nhớ chuyên nghiệp để tìm hiểu điều tương tự có xảy ra ở những vận động viên thi đấu trong những cuộc khi ghi nhớ hay không:
Liệu những kỹ thuật mà họ đang luyện tập hàng ngày, để ghi nhớ những mặt bàn đầy rẫy những lá bài hay một dãy các chữ số nhị phân trong vài phút, có tạo ra những thay đổi cụ thể trong não? Và nếu có thì quá trình đó xảy ra như thế nào?
Trong phần đầu của nghiên cứu, các nhà khoa học sắp cặp 23 nhà vô địch trí nhớ với những người bình thường cùng độ tuổi, giới tính và chỉ số IQ. Cả hai nhóm đều được theo dõi hình ảnh não bộ, thông qua máy chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ ở hai thời điểm: trong khi nghỉ ngơi không làm gì cả và khi họ sử dụng trí nhớ.
Kết quả chỉ ra rằng các vùng não cụ thể của các nhà vô địch trí nhớ không khác gì với nhóm người bình thường. Thay vào đó, chỉ có một sự khác biết xảy ra ở các mô hình kết nối não trong các đợt quét hình ảnh cộng hưởng từ, ở trạng thái nghỉ và trạng thái sử dụng trí nhớ.
Đối với Dresler, những kết quả này gợi ý anh rằng chẳng có một sự khác biệt nào giữa cấu trúc vật lý của các vùng trong não bộ cho phép một người nào đó có được trí nhớ siêu phàm. Có một điều gì đó tinh vi hơn là điểm khởi đầu của những năng lực này, nó đã thúc đẩy nhóm nghiên cứu thực hiện thêm giai đoạn thứ 2 của nghiên cứu.
Các vận động viên trong một cuộc thi trí nhớ
Trong giai đoạn thứ hai, các nhà nghiên cứu đã tuyển chọn 51 người chưa từng bao giờ tham gia vào bất kể một hình thức huấn luyện trí nhớ nào. Sau đó, họ chia nhóm người thành 1 nhóm tham gia thử nghiệm và 2 nhóm đối chứng.
Nhóm thử nghiệm được tham gia 6 tuần huấn luyện trí nhớ nặng, với khoảng 30 phút mỗi ngày tập chiến lược lộ trình (Loci- một phương pháp ghi nhớ cơ bản, có từ hàng trăm năm trước nhưng vẫn được sử dụng bởi các nhà vô địch trí nhớ). Cụ thể, họ đã học được cách kết hợp những thông tin mới, chẳng hạn như những con số hoặc những cái tên, với những đồ đạc quen thuộc trong chính căn phòng mình ở.
Nhóm đối chứng số 1 được tham gia huấn luyện trí nhớ với phương pháp n-back, một phương pháp không sử dụng cho trí nhớ dài hạn. Và nhóm đối chứng số 2 không nhận được huấn luyện nào cả.
Sau quá trình huấn luyện, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nhóm thử nghiệm đã cải thiện được đáng kể khả năng ghi nhớ. Trong khi cả 2 nhóm đối chứng không có sự tiến bộ. Mặc dù vậy, không ai trong số 51 người có một sự thay đổi vật lý trong cấu trúc não bộ.
Chỉ có điều, nhóm tham gia huấn luyện với phương pháp Loci đã thể hiện các mô hình kết nối não tương tự như những vận động viên trí nhớ chuyên nghiệp. Điều này được ghi nhận trên hình ảnh cộng hưởng từ ở trạng thái nghỉ và sử dụng trí nhớ của họ.
“Tôi nghĩ rằng phần thú vị ở đây là bạn không chỉ có thể cải thiện trí nhớ của mình, theo các mà các nhà vô địch trí nhớ thường sử dụng”, Dresler nói. “Mà ngay ở cấp độ não bộ, bạn cũng sẽ quan sát được mức độ phản chiếu sự hiệu quả của việc thực tập”. Bạn có thể theo dõi quá trình biến chuyển từ một bộ não “cá vàng” trở thành bộ não của những nhà vô địch trí nhớ.
Bằng luyện tập, một bộ não “cá vàng” trở thành bộ não của những nhà vô địch trí nhớ
James McGaugh, một nhà nghiên cứu sinh học thần kinh tại Đại học California cho biết nghiên cứu của Dresler và đồng nghiệp cũng tương tự như những gì được phát hiện trong não những lái xe taxi ở London.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt quan trọng: Thay vì xác định được một khu vực cụ thể của não bộ, nghiên cứu tìm ra một sự thay đổi tổng thể trong các kết nối não. “Tất cả bộ não của chúng ta đều rất linh hoạt ở mọi thời điểm, và đây là bằng chứng cho thấy điều đó”, ông nói. “Nếu bạn học một thứ gì đó mới và bạn học tốt, não bạn sẽ thay đổi”.
Craig Stark, một đồng nghiệp của James tại Đại học California đồng ý rằng nghiên cứu đã tiếp tục chứng minh: Với con người, không bao giờ có điểm dừng cho quá trình học tập. “Nghiên cứu cho thấy học tập một điều gì đó mới làm thay đổi não bộ bạn, và cả cách bạn nhìn nhận, xử lý mọi điều xung quanh. Điều này sẽ thay đổi cách thức bạn nhìn nhận thế giới”, Stark nói.
Tham khảo Scientificamerican
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"